Hướng dẫn cách trồng hoa địa lan đạt chuẩn kỹ thuật - MĂNG TÂY XANH

Hướng dẫn cách trồng hoa địa lan đạt chuẩn kỹ thuật

Bạn đã biết nhiều gì về hoa địa lan chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về hoa địa lan cũng như cách trồng hoa địa lan nhé.

Hoa địa lan có nguồn gốc từ đâu? 

Trong khoa học hoa địa lan được biết đến với cái tên tiếng anh là Cymbidium Sinense, hoa địa lan có họ gốc với học nhà lan (Orchid).

Trong các hoa lan thì ngoài ba cái tên Đại Hoàng, Hoàng Vũ và Hoàng Điểm thì hoa Địa Lan được coi là loại hoa lan quý hiếm nhất trong số đó.

Bắt nguồn từ Trung Quốc ở các tỉnh thuộc vùng miền tây nam, hoa địa lan sau đó được du nhập và phát triển sang các nước có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới. Hoa địa lan ở Việt Nam có giống thuần chủng bắt nguồn từ tỉnh Nam Định.

cách trồng hoa địa lan

Một vài thông tin về đặc điểm sinh trưởng và hình dáng của hoa địa lan. 

Đặc điểm hình dáng của hoa địa lan

  • Hoa địa lan có chiều cao trung bình là từ 0,5 mét đến 1,5 mét. Chúng thuộc giống cây sống lâu năm, cây thân thảo.
  • Hoa địa lan có bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ phụ, bộ rễ của hoa địa lan có hình dạng trụ, phần lớn bộ rễ có màu tro nhạt. Phân thân rễ khá mềm và to.
  • Phần thân của cây địa lan là dạng giả hành to, hình gậy hoặc hình bầu dục, nắng dạng hình trứng tròn. Đây là bộ phận tích nước của cây.
  • Đối với cây hoa địa lan thì khi mọc lá chúng sẽ thường mọc ở dạng chùm. tông thường sẽ có từ 6 lá đến 10 lá đơn trên mỗi lùn và xếp chồng lên nhau, phần đuôi nhọn, thuôn dài, phần dưới đối diện và ôm lấy nhau. Trên bề mặt của phiến lá không có gân hay răng cưa, lá của chúng thẳng.
  • Phần cuống hoa của chúng thường sẽ là mọc từ thân giả, sẽ có khoảng từ 10 hoa đến 12 hoa đơn, hoa địa lan có dạng hoa bướm, vì thế cấu tạo hoa khá đơn giản gồm ba cánh hoa, ba đài hoa và một nhị cái. Tuy nhiên màu sắc của hoa lại rất đa dạng và phong phú từ màu đỏ cho đến màu thức sinh.
  • Quả của cây hoa địa lan thuộc loại quả sóc, phần hình dáng to hay nhỏ thì sẽ phụ thuộc vào giống của cây bố mẹ. Tuy nhiên quả của cây địa lan thường sẽ có hình trắng dài.

Đặc điểm sinh trưởng của hoa địa lan

cách trồng hoa địa lan

  • Thời gian khoảng từ tháng 2 hoặc là tháng 3 sẽ là thời điểm mà hoa địa lan sẽ nở rộ, khoảng thời gian nở của hoa địa lan sẽ kéo dài được khoảng từ một cho đến hai tháng.
  • Cây hoa địa lan là một loại có tốc độ phát triển và sinh trưởng nhanh, nhờ vào khả năng chống lại sự tấn công của sâu hại tốt.

Công dụng của hoa địa lan

  • Hoa địa lan là một trong những loại hoa lan quý và rất được nhiều yêu hoa, dân chơi hoa săn đón nhờ vào vẻ đẹp và những giá trị mà hoa địa lan mang lại.
  • Vì thời gian mà hoa địa lan nở rộ thường rơi vào tháng 1 và tháng 2 và đây cũng là thời điểm diễn ra Tết nguyên Đán, nên hoa địa lan thường được trưng bày, trang trí trong nhà để đón Tết với mong muốn một năm mới hạnh phúc, hạnh phúc.
  • Không chỉ có vẻ đẹp mà hoa địa lan có hương thơm rất dịu dàng có thể giúp cho không khí không gian xung quanh được thơm ngát, khiến cho những căng thẳng, mệt mỏi hàng ngày.
  • Giống với như những loại cây xanh khác, cây địa lan cũng sẽ thường có quá trình quang hợp và nhả khí O2 hít khí CO2, nhờ đó không khí được tươi sạch hơn.
  • không chỉ có vậy trong công nghiệp mỹ phẩm,làm đẹp, hoa địa lan còn được chiết xuất làm tinh dầu thơm , nước hoa, mỹ phẩm phục vụ cho việc chăm sóc sắc đẹp của chị em phụ nữ.

Cách trồng hoa địa lan đúng chuẩn kỹ thuật nhất.

cách trồng hoa địa lan 

Chuẩn bị giá thể trong cách trồng hoa địa lan. 

  • Khi trồng cây địa lan thì giá thể để trồng cành có nhiều chất dinh dưỡng, và có độ ẩm. Thông thường khi chọn giá thể thì bạn nên chọn đất có nhiều phù sa, mùn, có độ ẩm tốt, độ pH của đất vừa phải, như vậy tốc độ sinh trưởng của cây mới được đảm bảo.
  • Để bổ sung dinh dưỡng cho giá thể bằng bùn bạn có thể sử dụng bùn ở các ao hồ đều được, chỉ việc lấy bùn từ ao hồ, sau đó phơi khô dưới ánh nắng, sau khi khô thì dùng dao hoặc búa đập vụn nhỏ với kích cỡ tầm 1cm.
  • Tiếp đó là việc thực hiện trộn các vật liệu khác như phân chuồng ủ mục, bùn ao, xơ dừa đã xử lý, vỏ trấu, phân chuồng quế, vôi bột theo tỉ lệ:3:3:2;1:0,5.
  • Tiếp đó là ủ ở nơi thoáng mát, sau khi ủ được khoảng 10 ngày đến 15 ngày thì đem ra phơi trong vòng một tuần để các mầm bệnh có trong giá thể bị tiêu diệt.

Cách chọn chậu khi trồng hoa địa lan

  • Khi chọn chậu trồng cho cây hoa địa lan, thùy thuộc theo kích thước của cây mà bạ có thể chọn kích thước của chậu trồng khác nhau tuy nhiên không nên chọn chậu quá to hay nhỏ so với kích thước của cây.
  • Để có thể cho cây được phát triển tốt nhất thì bạn nên chọn các loại chậu được làm bằng đất nung hoặc từ vỏ dừa, mặc dù hoa địa lan có thể trồng được ở nhiều loại chậu khác nhau.
  • Nên vệ sinh lại chậu bằng nước sạch sau khi mua chậu về, trong trường hợp chậu đã qua sử dụng thì nên dùng xà phòng, khăn ẩm lau sạch, sau khi hong khô thì mới thực hiện trồng.

Hướng dẫn cách trồng hoa địa lan

cách trồng hoa địa lan

  • Đầu tiên cho khoảng ⅓ chậu đất vào, tiếp đó là đặt khóm địa lan vào trong chậu, hãy cho phần thân già vào phần giữa chậu còn các thân nhánh trẻ thì hướng ra miệng chậu.
  • Sau khi xếp xong các khóm lan thì bạn hãy dùng đất để lấp kín những phần hở, vun cây để cho chắc chắn.
  • Dùng vỏ trấu hoặc vụn xỉ than để phủ lên bề mặt chậu một lớp.
  • Tiếp đó là sử dụng vòi xịt hoặc bình xịt nước để phun lên trên giá thể.
  • Sau cùng là để các chậu hoa địa lan ở nơi cao, thoáng mát, tránh có ánh nắng chiếu trực tiếp vào.

Cách chăm sóc hoa địa lan

Thực hiện việc tưới nước cho hoa địa lan. 

  • Hãy luôn đảm bảo độ ẩm cho cây hoa địa lan ở mức 70% đến 85%, không nên để độ ẩm quá cao hoặc quá thấp với mức này. Vì đây là khoảng độ ẩm tốt nhất để cho hoa địa lan sinh trưởng tốt.
  • Tùy thuộc vào kích thước của cây và chậu nên sẽ có lượng nước tưới khác nhau.
  • phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển khác nhau mà lượng nước tưới cho cây cũng sẽ khác nhau.
  • Trong khoảng thời gian cây hoa địa lan ra hoa thì đây là khoảng thời gian không nên tưới nhiều nước, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Bón phân cho hoa địa lan

  • Thực hiện việc bón phân đạm hòa với nước theo tỉ lệ 1:3, thực hiện tưới vào buổi chiều tối.
  • Thực hiện việc bón thúc bằng một số loại phân có chứa kali, canxi, NPV theo tỉ lệ 20:20:20.
  • Không nên bón phân cho cây khi nhiệt độ bị hạ thấp, vì đây là khoảng thời gian cây khó hấp thu được chất dinh dưỡng, và cũng là lúc mà các nấm mốc,sâu bệnh có thể phát triển tốt.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa địa lan

  • Vì địa lan là một loại lan không mấy khi bị mắc các bệnh sâu hại, nên quá trình chăm sóc cũng dễ dàng hơn, tuy nhiên không vì thế mà bạn không chăm sóc chúng theo đúng chuẩn kỹ thuật. Nếu không cây cũng sẽ rất dễ mắc pahir một số bệnh thông thường như thối rễ, cháy nắng, đốm nâu,….
  • Nên để ý về các chỉ số như độ ẩm, nhiệt độ, ánh nắng, khi trồng hoa địa lan.
  • Nên phun các loại thuốc diệt trừ sâu bọ.
  • Nên thay chậu trồng, tỉa cành cây thường xuyên, loại bỏ lá bị nhiễm bệnh.

Như vậy qua bài viết chúng tôi đã cung cấp thêm thông tin cũng như những kinh nghiệm trong cách trồng hoa địa lan đến bạn đọc. Hãy thực hiện trồng hoa địa lan theo như những kỹ thuật trên để có chậu hoa địa lan đẹp chơi Tết nhé.

Tham khảo thêm một số bài viết trong mục kỹ thuật trồng hoa của măng tây Dũng Hà:

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa mộc lan cùng những thông tin về cây mộc lan

Tìm hiểu ý nghĩa các loại hoa ngày tết mà bạn nên biết

Top những hoa trồng mùa hè tạo không gian đẹp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *