Cách trồng hoa dừa cạn bằng cành đơn giản-cây phát triển cực tốt

Cách trồng hoa dừa cạn bằng cành đơn giản-giúp cây phát triển khỏe mạnh

Dừa cạn là một loài hoa đẹp với nhiều màu sắc rực rỡ. Đây cũng là giống cây cảnh được nhiều người lựa chọn để trang trí nhà cửa, cảnh quản. Sau đây, sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng hoa dừa cạn bằng cành đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà.

Cách trồng cây dừa cạn bằng cách giâm cành

Không phải bất kỳ loài cây nào cũng có thể nhân giống bằng cách giâm cành. Điều này còn tùy vào nhiều đặc tính của chúng.

Trên thực tế, ưu điểm của phương pháp giâm cành là giúp cây có thể sinh trưởng nhanh hơn. Quá trình phát triển của cây cũng được rút ngắn đáng kể.

cách trồng hoa dừa cạn
Hoa dừa cạn có thể trồng bằng cách giâm cành

Đối với các loại hoa, chúng sẽ được ươm trồng bằng hạt, cây giống, một số có thể áp dụng biện pháp giâm cành. Trong số đó có cây dừa cạn-một loại cây cảnh được nhiều người ưa thích. Cách trồng hoa dừa cạn bằng cành sẽ được bật mí dưới đây.

Cách trồng hoa dừa cạn bằng cách giâm cành

Bước 1: Chuẩn bị cành giâm có độ dài khoảng 5-6cm. Các bạn cần lựa chọn những cành bánh tẻ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bước 2: Với phần lá trên cành, các bạn dùng kéo cắt đi ⅔ diện tích của mỗi lá. Việc này giúp hạn chế việc thoát hơi nước tối đa trên lá cây.

Bước 3: Chuẩn bị dung dịch pha N3M, ngâm các cành giâm đã cắt ở bước 2 vào. Đặc biệt, các bạn cần lưu ý là phần giá thể phải thật sạch sẽ để cây phát triển tốt nhất. Việc tưới nước, cung cấp độ ẩm cho cành giâm phải được đảm bảo.

trồng hoa dùa cạn bằng cành

Để giâm cành, bạn có thể chuẩn bị giá thể là hỗn hợp xơ dừa trộn cùng với trấu (đem ủ hỗn hợp trước một tháng trước khi trồng).

Các bạn giâm cành hoa dừa cạn vào giá thể. Tưới nước cho cây trồng và đặt các chậu cây dưới bóng râm. Sau một tháng, khi lá non đã mọc thêm ra các cành, các bạn có thể chiết riêng từng cây để trồng.

Cách trồng cây hoa dừa cạn bằng cành có nhiều màu

Giống như nhiều loại hoa khác, dừa cạn cũng có rất nhiều màu sắc khác nhau như tím, hồng, trắng, trắng có đốm đỏ, đỏ sẫm… Loại hoa này thuộc họ Trúc Đào (Apocynaceae), vì vậy bạn có thể ghép chúng lại với nhau.

Nếu muốn có một cây dừa cạn nhiều màu sắc, bạn chỉ cần ghép các cành hoa dừa cạn với những màu sắc yêu thích lên cùng một gốc ghép.

Cách trồng cây dừa cạn bằng cành nhiều màu cũng khá đơn giản:

Bước 1: bạn cần cắt hết phần lá ở phần gốc ghép bỏ đi

Bước 2: cắt gốc thành hình nêm, cho phần gốc ghép của cây dừa cạn giống vào chỗ vừa chẻ đôi

Bước 3: dùng bao nilon quấn xung quanh, cố định chỗ vừa ghép lại để tránh cho nước vào.

Trên đây là hai cách trồng dừa cạn bằng cành cực đơn giản. Các bạn có thể áp dụng để thực hiện ngay tại nhà.

Cách chăm sóc cây hoa dừa cạn khi trồng bằng cành

Tưới nước cho hoa dừa cạn

Cây hoa dừa cạn là một loại cây rất ưa sáng và chịu ẩm rất tốt. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn tưới cho cây quá nhiều nước. Bạn chỉ nên cung cấp cho cây với một lượng nước vừa đủ để cây có thể phát triển tốt, tránh bị ngập úng.

Bạn cũng có thể dùng bình phun chuyên dụng tưới nước cho lá và thân cây để cây dừa cạn có thể thoát nước tốt hơn.

Đây là một lưu ý cần thiết khi trồng cây dừa cạn bằng cành. Nếu trồng số lượng lớn, bạn có thể lắp vòi phun sương, tưới hai lần vào buổi sáng và chiều mát cho cây.

Bón phân thích hợp để cây phát triển

Không chỉ để cây khỏe mạnh, muốn cây phát triển và ra hoa đẹp, bạn cần phải có một kế hoạch chăm sóc cây hoa dừa cạn đúng cách.

Cây hoa dừa cạn rất dễ bị nấm. Vì vậy, bạn cần phun thêm một số loại thuốc chống nấm định kỳ hàng tháng cho cây. Việc bón thêm phân dưỡng hoa sẽ giúp cho hoa dừa cạn có màu sắc sặc sỡ và tươi lâu hơn.

Cách thực hiện: pha khoảng 1 thìa cà phê với 1 lít nước rồi phun cây.

Sau 7-10 ngày, bạn phun một lần. Lưu ý, bạn không được phun trực tiếp lên hoa. Bạn nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Lúc này cây đã được tưới đầy đủ nước và lá khô ráo. Phương pháp bón phân này khá thích hợp để kích thích sự phát triển của cây dừa cạn.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây dừa cạn

Khi trồng cây dừa cạn bằng cành, các bạn phải thường xuyên chú ý đến chúng để có thể phát hiện kịp thời sự tấn công của sâu bệnh.

Thực tế, cây dừa cạn có thể bị sâu lá phá hủy, làm cây xấu đi và dễ chết.

Hiện nay, có 2 loại sâu bệnh phổ biến hay gặp ở loài cây này. Đó là: bệnh nấm và thối rễ.

Nếu thấy cây gặp các vấn đề trên, hãy lấy kéo cắt tỉa những nhánh cây bị bệnh. Việc này sẽ giúp sâu bệnh không làm ảnh hưởng đến cây khác. Bên cạnh đó, bạn hãy phun thuốc siêu rễ để cây được kích thích mọc nhiều rễ hơn. Từ đó giúp hấp thụ nước tốt hơn, tránh ngập úng và hạn chế việc tưới nước hằng ngày.

sâu bệnh ở hoa dừa cạn
Sâu ăn lá ở cây hoa dừa cạn

Ngoài ra, cây dừa cạn có thể mắc bệnh vàng lá. Bạn cần phòng trừ sâu bệnh ngay để cây có thể phát triển bình thường.

Bài viết trên đây là những chia sẻ về cách trồng hoa dừa cạn bằng cành mà bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng. Các bạn có thể đọc thêm các bài viết hướng dẫn trồng nhiều loại khác như: hoa cẩm chướng, , ,… trong . Chúc các bạn thành công!

Xem thêm Ý nghĩa của hoa sen Việt Nam tại https://trangvangnongnghiep.net/y-nghia-hoa-sen-viet-nam.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *