Măng Tây Xanh - Đơn Vị Cung Cấp Hạt Giống Cây Giống F1 Uy Tín Chất Lượng Trên Toàn Quốc

Hướng dẫn người nông dân về kỹ thuật giâm cành

Trong chăm sóc cây chè, những yêu cầu cơ bản về giâm cành không hẳn ai cũng biết và có được đúng những kỹ thuật. Để có được hiệu quả cao năng suất tốt nhất trong trồng cây chè  thì khi giâm cành để chọn cây giống phải đạt chuẩn kỹ thuật. Hôm nay mangtay.net sẽ chia sẻ với quý bạn đọc về kỹ thuật giâm cành cây chè mà chúng tôi đã tổng hợp được. Mời bạn đọc quan tâm và theo dõi phần viết dưới đây.

kỹ thuật giâm cành

  • Giâm cành là một trong những sử dụng tác động bằng kỹ thuật của nông học và sử dụng các đoạn hom giống ( đoạn cành bánh tẻ). Khi sử dụng kỹ thuật này chính là để cho các yếu tố sinh học được thay đổi có bên trong hom giống, và từ đó giúp cho chúng có khả năng sinh ra thâm và rễ mới, có nghĩa là có thể tự hình thành nên một cây mới hoàn toàn, hoàn chỉnh và có thể tự sinh trưởng phát triển bình thường và tạo được ra sản phẩm.
  • Kỹ thuật giâm cành cũng giống với những phương pháp nhân giống vô tính khác, ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính cũng như kỹ thuật giâm cành đó chính là việc có thể giữ lại được hầu hết các đặc điểm từ cây nhân giống ( từ cây mẹ), điều này có nghĩa là, khi cây mới được tạo ra thì chúng không bị phân ly, và bị biến dị. Và đây là một trong những đặc tính rất quan trọng trong việc chọn giống.
  • Đối với những loại cây có múi, thì việc giâm cành rất có ý nghĩa và rất quan trọng đối với việc phân ly và biến dị của cây gốc ghép, và để tạo ra được tổ hợp cây ghép thuần nhất.
  • Đối với vườn chè mà được trồng bằng kỹ thuật giâm cành, ngoài có được những ưu điểm kể trên thì còn đạt được những chỉ tiêu về việc sinh trưởng đồng đều. Các búp non của chè được phát triển tập trung, rất thuận tiện cho việc thu hái. Khi sử dụng kỹ thuật giâm cành để trồng chè so với việc sử dụng hạt giống thông thường thì năng suất của chè búp tươi khi dùng phương pháp giâm cành cao hơn hẳn rất nhiều, cùng độ tuổi tăng từ 30% đến 40%, chất lượng của chè búp khô cũng rất đồng đều.

Bước 1: Chuẩn bị hom giống ( sử dụng các đoạn cành bánh tẻ) trong kỹ thuật giâm cành

  • Trong công việc hom giống, việc đầu tiên mà bạn cần phải làm đó chính là khi chọn cây giống phải chọn được những cây đầu dòng làm đầu giống phải theo và đạt đúng tiêu chuẩn giống quốc gia.
  • Trên các cây đầu dòng, với những cành bánh tẻ ngoài mặc tán thì sẽ được ưu tiên hàng đầu, những loại cành vừa mới ổn định sinh trưởng, vỏ cành bắt đầu xuất hiện màu nâu, và không bị sâu bệnh dùng làm hòm giống.
  • Đối với cây chè, thì thường nên sắp xếp và bố trí vườn sản xuất cành giống riêng biệt, có được chế độ chăm sóc tốt, không thực hiện việc thu hái búp, và để cho cành cây chè vươn dài để có thể làm giống.

kỹ thuật giâm cành

Bước 2: Chuẩn bị sân vườn để ươm giâm hòm giống trong kỹ thuật giâm cành

Đất:

  • Đối với những vùng gò đồi, vùng cao, thì hãy nên chọn loại đất có độ pH từ 4,5 đến 6,0, chọn đất loại đỏ vàng, đất tơi xốp.
  • Đất được cày cuốc và tạo độ sâu từ 25cm đến 30cm, lên luống, mỗi luống cao từ 10cm đến 20cm, chiều rộng của mỗi luống từ 1 mét đến 1,2 mét. Khoảng cách cách giữa mỗi luống là 50cm, đồng thời là phải làm sạch hết rãnh.
  • Chất nền phải là loại cát non sạch, hoặc có thể là ⅔ cát non cùng với ⅓ mùn cưa đã được ngâm với nước vôi trong, ngoài ra thì còn có thể dùng mùn cưa được phơi khô hoặc sử dụng loại đất đỏ vàng được lấy ở dưới lớp đất từ độ sâu 10cm đến 20cm.

Làm giàn che:

  • Khi làm giàn che bên trên và xung quanh các luống ươm, bao gồm các khung cột cao từ 1,6 mét đến 1, 8 mét để làm trụ đỡ. Phía trên là sử dụng các lớp lá lau, phèn lứa hoặc dùng cỏ tế, ngoài ra cũng có thể lợp bằng các túi bóng nilon và đục các lỗ nhỏ. Xung quanh được che kín bằng phên nứa hoặc bằng cót.
  • Ở một nơi người trồng thực hiện việc giâm hom giống bằng những túi bầu bằng nilon dày 12cm đến 18cm, ở dưới đáy đục từ 6 lỗ đến 8 lỗ. Và chúng được lót bằng một hỗn hợp đất gồm nửa phân chuồng hoai mục và một nửa còn lại là đất mặt đã được sàng lọc cẩn thận. Phía bên trên thì được đổ bằng một lớp đất đỏ vàng có độ dày từ 5cm đến 7cm. Đồng thời các túi bầu cũng được xếp thành các luống và làm thành giàn che.

Bước 3: Cắt và cắm hom giống trong kỹ thuật giâm cành.

  • Trong công việc cắt cành giống thì bạn nên chọn ngày cắt vào những hôm có thời tiết mát mẻ, râm và có thể có mưa nhẹ, ngoài ra thì cũng có thể cắt vào buổi sáng sớm, hoặc chiều mát.
  • Sau khi cắt xong bạn hãy phun nước lã, và đặt hom giống đứng vào bên trong các xô chậu có mực nước cao khoảng chừng 5cm, và che đậy lại.
  • Sau đó, đem về vườn ươm ngay sau đó, cắt cành gióng thành các hom dài khoảng chừng từ 5cm đến 7cm và có từ 2 lá đến 4 lá cho mỗi hom giống.
  • Đối với cây chè thì mỗi hom giống có độ dài từ 3cm đến 4cm và có ít nhất là một lá và mầm mách lá. Ngoài ra có thể cắt bớt đi một phần phiến lá để cho hom giống tránh bị mất hơi nước.
  • Sau khi cắt xong hom giống thì phải giâm cành ngay. Ngày nay trước khi giâm cành thì các hom giống thường được dùng các chất kích thích như IBA hay NAA rồi mới giâm trồng.

kỹ thuật giâm cành

Bước 4: Kỹ thuật cắm hom vào luống trong trong kỹ thuật giâm cành

  • Mật độ cắm là 6cm x 10cm, cứ 1 mét vuông đất thì cắm với số lượng hom giống là 160.
  • Khi cắm thì hãy để cho mặt lá cây giống được cách mặt đất khoảng từ 1cm trở lên.
  • Sau khi cắm thì nén đất xung quanh thật chặt, đồng thời tưới nước ngay sau đó.
  • Khi cắm túi bầu thì dùng  một đến hai hom giống cho một túi.
  • Và chất nền phải có độ ẩm từ 80% đến 85%.
  • Thời gian giâm hom giống đối với cây chè sẽ thường là từ khoảng tháng 6 cho đến tháng 7 và kéo dài đến cuối mùa Thu. Đối với cây ăn quả thì sẽ là các tháng 2-4 hoặc tháng 9-10.
  • Sau khi cắm hom giống cho tới khi xuất hiện rễ, thì độ ẩm trong vườn luôn được cần duy trì ở mức ổn định đối với cây giống. Hàng ngày bạn nên cần tưới nước cho cây.
  • Nhiệt độ thích hợp thường sẽ là khoảng 21 độ C đến 25 độ C. Sau một tháng thì tưới khoảng thừ 3 lần cho đến 5 lần cho một ngày, sau khoảng ba tháng thì tưới một ngày trung bình từ 7 đến 15 lần và tùy thuộc theo thời tiết.
  • Ánh sáng phù hợp đối với vườn ươm cần được điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây.

Bước 5: Bón thúc trong trong kỹ thuật giâm cành

  • Sau khi đã cắm hom giống được khoảng tháng rưỡi cho đến hai tháng thì hãy thực hiện việc bón thúc cho cây.
  • Thực hiện việc bón thúc bằng nước phân chuồng với nồng độ pha loãng 0,5%. Và sau tầm 4 đến 5 tháng thì sẽ pha với nồng độ 1%.
  • Ngoài việc bón thúc thì bạn còn có thể bón phân khoáng với tỉ lệ: 4 gam supe lân + 5 gam ure + 7 gam kali và bón sau 2 tháng. Sau 4 tháng với tỉ lệ: 6 gam supe lân + 14 gam ure + 10 gam kali. Sau 6 tháng thì thực hiện bó với tỉ lệ: 8 gam supe lân + 18 gam ure + 14 gam kali.

Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp được hết những thông tin, kiến thức về kỹ thuật giâm cành rất hữu ích cho bà con người nông dân. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích đối với việc giâm cành trong kỹ thuật trồng cây.

Mời quý vị bạn đọc tham khảo thêm một số bài viết về kỹ thuật cây trồng sau:

Tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây chanh đạt năng suất cây trồng tốt nhất.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng gấc bằng hạt

Hưỡng dẫn kỹ thuật trồng bưởi diễn cho sai quả nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *