Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc hoa hồng trong mùa mưa cần biết

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc hoa hồng trong mùa mưa cần phải biết

Với vẻ đẹp và màu sắc thu hút ánh nhìn và mùi thơm nhẹ nhàng, quyến rũ, hoa hồng được mọi người săn đón để làm món quà ý nghĩa tặng bạn bè, người thương,… Không những vậy, đây cũng là loại cây trồng được nhiều người ưa thích, lựa chọn để trang trí nhà cửa, sân vườn. Tuy nhiên, việc chăm sóc hoa hồng không hề đơn giản, đặc biệt vào những lúc thời tiết thay đổi bất thường. Dưới đây, Chuyên mục Kỹ Thuật Trồng Hoa sẽ giới thiệu đến bạn một số lưu ý về cách chăm sóc hoa hồng trong mùa mưa mà bạn nên biết.

chăm sóc hoa hồng trong mùa mưa
Chăm sóc hoa hồng vào mùa mưa là điều rất quan trọng

Cách chăm sóc hoa hồng trong mùa mưa

Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tầm tháng 6. Đây là thời điểm dẫn đến nhiều tác động cho cây trồng, đặc biệt là những loài cây mỏng manh như hoa hồng. Bên cạnh việc mưa cung cấp nước, cấp ẩm cho cây thì đây cũng là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh sinh sôi nảy nở. Vì vậy, giai đoạn này rất cần lưu ý để bảo vệ cây hoa hồng ăn toàn.

1.Ảnh hưởng của mưa đối với hoa hồng

Ưu điểm: 

Sau mỗi cơn mưa, đặc biệt là mưa rào, không chỉ cây trồng nói chung mà còn cả loài hoa nói riêng đều tươi xanh và phát triển tốt hơn. Nguyên nhân là do cây hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng và muối Nito hơn trong đất.

Với hoa hồng, nếu được chăm sóc tốt từ trước đó như phun trừ sâu bệnh, cắt tỉa hợp lý, hệ thống thoát nước ổn định,… thì sau đợt mưa, cây sẽ xanh tốt hơn, phát triển mạnh hơn và có thể cho ra nhiều nụ non bắt mắt.

Nhược điểm: 

Có thể điều nhận ra rõ rệt nhất là dưới tác động của mưa, những bông hoa hồng đang nở sẽ bị dập cánh, thối hỏng. Bên cạnh đó, nếu hệ thống thoát nước không ổn định, cây hoa hồng sẽ bị ngập úng, thối rễ. Trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều như vậy, sâu bệnh cũng dễ sinh sôi và phát triển. Điều đó sẽ tác động trực tiếp đến sức sống của cây.

Nếu không chuẩn bị từ đầu, có những biện pháp phòng chống, cây sẽ yếu ớt, không chống chịu được và có thể dẫn đến chết cây.

2. Cần chuẩn bị gì để chăm sóc hoa hồng trong mùa mưa?

Trong tâm thế phòng bệnh hơn chữa bệnh,bạn cần có những biện pháp bảo vệ cho cây trước mùa mưa. Nếu có sự phòng bị chu đáo, cây sẽ được bảo vệ khỏe mạnh.

  • Nếu cây hồng có nhiều cành, nhánh già, lá héo úa, các bạn nên cắt tỉa chúng đi để cây thoáng đãng hơn và thuận lợi lên nhiều chồi mới.
  • Đối với cây trồng trong chậu, nên làm thông thoáng đáy chậu để nước không tồn đọng. Kê chậu ở các nơi cao. Đối với cây hồng trồng trong vườn, cần đào rãnh quanh vườn để thoát nước. Gốc cây cần được vun cao, làm đất tơi và xốp.
  • Phun thuốc ngừa sâu bệnh vào mùa mưa cho cây.

3. Bón phân cho cây hoa hồng

Dù mưa nhiều nhưng các bạn vẫn cần chú ý bón phân cho cây. Đây là cách chăm sóc đơn giản mà lại bổ sung dưỡng chất cho hoa hồng trong mùa mưa lớn. Tùy vào lượng mưa, nếu mưa nhiều, lượng phân bón nên được giảm vào mỗi lần bón. Giảm xuống ½ hoặc ⅓ , bón vào những ngày tạnh ráo, mưa ít. Phân bón nên làm tan bằng nước để cây dễ dàng hấp thu hơn. Nếu dự báo thời tiết mưa to hay mưa nhiều ngày liên tiếp thì không nên bón cho cây.

Lưu ý đặc biệt, không để phân bón tồn đọng trên cành lá của cây. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng cháy cây.

bón phân cho hoa hồng vào mùa mưa
Cần nắm rõ điều kiện thời tiết để bón phân hiệu quả

Trong mùa mưa phức tạp, các bạn phải luôn nắm rõ tình trạng của cây và điều kiện thời tiết để tưới phân một cách phù hợp và hiệu quả nhất.

Khi mùa mưa kết thúc, cây cần được nạp thêm các loại phân hữu cơ để phục hồi. Các bạn có thể dùng phân trùn quế, rất phù hợp với hoa hồng.

4. Những mầm bệnh cần phòng ngừa

Vào mùa mưa, cây hoa hồng có thể mắc nhiều bệnh liên quan đến nấm, mốc. Dưới đây là hai loại bệnh phổ biến và dễ mắc ở cây hoa hồng:

  • Bệnh đốm đen: Đây là bệnh dễ lan và khó điều trị, đặc biệt khi mưa nhiều, độ ẩm lớn. Giai đoạn đầu, lá cây sẽ xuất hiện những chấm nâu, dần chuyển thành đen sẫm. Bệnh này sẽ khiến lá cây rụng sớm, các mầm chồi non cũng dễ nhiễm bệnh. Đặc biệt, mầm gây bệnh này tồn tại trong đất.
bệnh đốm đen ở hoa hồng
Bệnh đốm đen lây lan nhanh và khó trị
  • Bệnh phấn trắng: Bệnh này tương tự bệnh đốm đen khi làm cho lá cây rụng hàng loạt. Không những thế, bệnh còn lây lan sang thân, cành và hoa. Biểu hiện của bệnh là lớp nấm bột màu trắng phủ trên các bộ phận của cây.
bệnh phấn trắng ở hoa hồng
Bệnh phấn trắng gây nhiều tác hại cho cây hoa hồng

Ngoài bệnh nấm như trên ra, nếu vườn nhà bạn có nhiều ốc sên trong mùa mưa cũng cần phải chú ý. Các nụ, chồi mới mọc ở gốc cây là món ăn ưa thích của loài ốc này. Vì vậy, cần loại trừ loại ốc này ra khỏi vườn cây ngay khi phát hiện.

Không chỉ do thời tiết, lựa chọn hạt giống hay cây trồng chất lượng cũng cực kỳ quan trọng. Nếu là giống cây tốt sẽ có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Bạn có thể tham khảo hạt giống hoa đẹp, chất lượng .

Trên đây là những lưu ý để chăm sóc cây hoa hồng trong mùa mưa. Các bạn hãy nắm chắc và có những chuẩn bị phòng ngừa để cây hoa của mình khỏe mạnh trong khoảng thời gian khắc nghiệt này nhé.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *