[TRUNG THU 2022] Những món ăn đặc trưng trong dịp Tết Trung thu

[TRUNG THU 2022] Những món ăn đặc trưng trong dịp Tết Trung thu

Mục lục

Cũng như những ngày Tết khác, Tết Trung thu 2022 gắn liền với những món ăn đặc trưng không thể bỏ lỡ nếu bạn muốn thưởng thức Tết Trung thu một cách trọn vẹn. Những thực phẩm này là gì và có ý nghĩa như thế nào hãy cùng Nông Sản Dũng Hà tìm hiểu nhé!

Bánh Trung thu 

trung thu 2022

Vào dịp Rằm tháng 8, bánh Trung thu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta.

Mọi người thường ăn bánh Trung thu, tặng nhau bánh Trung thu vào ngày này. Với mong muốn sẽ có một cuộc sống sẽ viên mãn, tròn đầy như những chiếc bánh Trung thu.

Vậy nên, bánh Trung thu từ lâu đã trở thành một thói quen văn hóa đặc trưng trong dịp ‘trăng tròn’. 

Cách làm bánh trung thu truyền thống 2022

Nguyên liệu làm bánh trung thu truyền thống 

Phần nhân thập cẩm
  • Hạt điều tách vỏ 120 gr, vừng trắng 120 gr, 120 gr hạt dưa rang bỏ vỏ được rang chín. 
  • 120 gr lạp xưởng, 120 gr thịt xá xíu. 
  • 120 gr mứt sen, 120 gr mứt bí, nước cốt chanh và 100 gr mỡ đường. 
Phần sốt trộn nhân
  • 50 gr nước lọc, 50 gr đường xay, 50 gr mật ngô, 1 thìa canh xì dầu, 10 ml dầu mè, 20 ml rượu mai quế lộ (bạn cũng có thể dùng rượu trắng loại ngon), 50 gr bột nếp đã rang chín.
  • Trộn đều tất cả mọi thứ lên và khuấy cho đường tan hết.
Phần vỏ bánh nướng
  • 100 gr nước đường đun sôi, 30 ml dầu ăn, 1/4 thìa cà phê baking soda, 1/2 thìa cà phê nước tro tàu, 1 lòng đỏ trứng gà.
  • Trộn đều 5 nguyên liệu trên rồi để yên ít nhất 4 tiếng trước khi nướng bánh. 
  • 200 gr bột mì. 
Phần vỏ bánh dẻo
  • 100 gr nước đường đun sôi và 25 ml dầu ăn. 
  • 1 bát nước hoa bưởi, 1 bát nhỏ nước cốt chanh. 
  • 250 gr bột nếp đã rang chín. 

Công thức làm bánh trung thu truyền thống năm 2022

Phần nhân bánh 
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào tô lớn, trộn đều lên. Sau đó đổ nước sốt trộn nhân đã làm ở bước trên vào. 
  • Rắc đều phần bột mì lên nhân bánh cho đến khi các nguyên liệu hoàn toàn kết dính lại với nhau.
  • Viên chặt phần nhân bánh thành những viên tròn xoe. 

Xem thêm: Top 5 các loại hạt và bột dinh dưỡng giá siêu rẻ năm 2022 (Update 3/2022) TẠI ĐÂY!

Phần vỏ bánh 
Vỏ bánh nướng
  • Trộn đều lượng nước đường đã nấu với baking soda và bột mì. 
  • Ủ bột làm vỏ bánh và để bột nghỉ trong khoảng 30 phút. 
  • Chia bột vỏ bánh theo số lượng bánh định làm. Sau đó bạn nặn bột thành những viên tròn, chắc tay. 
Vỏ bánh dẻo
  • Hòa tan nước đường với dầu ăn, nước cốt chanh và nước hoa bưởi. 
  • Đổ chậm rãi 200 gr bột vào bát, trộn đều lên để bột không bị vón cục. Bạn trộn cho đến khi bột hòa tan vào với nước. 50 gr bột còn lại sử dụng để làm vỏ bánh. 
  • Ủ bột làm vỏ bánh và để bột nghỉ trong khoảng 30 phút. 
  • Chia bột tương tự như trên và nặn bột thành những viên tròn, chắc tay. 
Cách đóng bánh 

trung thu 2022

  • Rắc nhẹ tay một lớp bột mỏng lên khuôn bánh. 
  • Cán thật mỏng viên bột vỏ bánh sao cho độ dày khoảng 2-3mm. Đặt viên nhân bánh đã làm vào giữa, khéo léo dùng tay bọc kín lại rồi viên tròn sao cho vỏ bánh ôm khít phần nhân. 
  • Lăn qua bánh với một lớp bột áo rồi đặt vào khuôn, dùng tay nén chặt. Làm thế sẽ khiến bánh chắc hơn và họa tiết bánh trung thu sắc nét, đẹp mắt. 

Tham khảo thêm: Ngon khó cưỡng cùng bánh mỳ Măng tây Phô Mai giòn giòn 

Cách nướng bánh  
Với bánh dẻo

Lấy bánh ra khỏi khuôn và để 6-8 tiếng cho mặt bánh khô lại là có thể dùng được ngay.

Với bánh nướng

Đầu tiên, bạn gỡ bánh ra khỏi khuôn và xếp bánh vào khay nướng. 

Làm hỗn hợp trứng phết lên mặt bánh nướng: Pha một ít nước + 1 lòng đỏ trứng gà + một ít nước màu và khuấy đều tay.

Lò nướng bánh trung thu
  • Trước tiên lò nướng phải được làm nóng trước. Nhiệt độ lý tưởng là 220 độ C trong 10 phút.
  • Khi lò nóng, bạn chọn chế độ nướng bánh trên dưới bằng quạt.
  • Đặt khay bánh trung thu vào ngăn giữa lò nướng trong thời gian 5 phút. Hết 7 phút, bạn lấy bánh ra, xịt 5 lớp nước lên bánh trung thu. 
  • Để 2-3 phút thì phết lên bánh 1 lớp màu. Đặt khay bánh vào lại lò nướng thêm 6 phút. 
  • Hết 5 phút, bạn lấy bánh ra lại thực hiện phun sương, quét màu lên mặt bánh.
  • Cuối cùng, bạn đặt khay bánh vào nướng bánh trung thu thêm 5 phút là bánh chín. 

Tìm hiểu Tuyệt chiêu làm pizza siêu ngon với món pizza măng tây TẠI ĐÂY!

Canh khoai môn 

trung thu 2022

Món canh khoai môn ngày nay cũng rất được ưa chuộng trong dịp Tết Trung thu do hương vị thơm ngon và quy trình chế biến không quá phức tạp.
Theo quan niệm của dân gian, ăn khoai môn sẽ giúp trừ tà, trừ ma. Vì vậy, nhiều người tin rằng ăn khoai môn vào dịp Tết Trung thu sẽ giúp mọi điều tốt lành, mùa màng bội thu, thuận lợi quanh năm.
Ngày nay, mặc dù quan niệm này đã hơi lỗi thời nhưng nhiều gia đình vẫn sử dụng món canh khoai môn như một truyền thống trong ngày rằm tháng tám. Vì nó có những tác dụng tốt cho sức khỏe, như giúp chống táo bón, nhuận tràng nhờ chứa nhiều chất xơ và vitamin.

Xem thêm: Đổi món ngày hè với canh củ cải đỏ tươi hầm thịt gà

Nấu canh khoai môn hầm xương cho dịp Trung Thu

Nguyên liệu chế biến món Canh khoai môn hầm xương 

  • 400 gr Sườn heo  
  • 400 gr Khoai môn
  • 1 lít Nước lọc  
  • Ngò gai cắt nhỏ
  • Hành lá cắt nhỏ
  • 1 thìa canh Bột canh, Hạt nêm 

Các bước nấu Canh khoai môn hầm xương

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu 
  • Khoai môn sau khi mua về bạn bỏ vỏ, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn.
  • Sườn heo rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng khoảng 5 phút, chặt miếng vừa ăn, để ráo.
    Chần sườn heo qua nước sôi với thời gian khoảng 1-2 phút rồi vớt ra, rửa sạch sườn với nước.
Bước 2: Nấu canh 
  • Đặt nồi nấu canh lên bếp, thêm 1 lít nước, sườn heo cùng 1 thìa canh bột canh và hầm sườn trong khoảng 30 phút.
  • Sau đó, bạn cho thêm 450gr khoai môn, nêm 1/2 thìa canh hạt nêm vào nồi hầm từ 10 – 20 phút. Rồi thêm một ít hành lá, ngò gai vào cho thơm và tắt bếp. 
Bước 3: Thành phẩm 

Cho canh khoai môn hầm sườn heo ra tô, nêm thêm một ít hạt tiêu. Vậy là món canh khoai môn hầm xương dẻo thơm ngọt bùi cho bữa ăn dịp Trung Thu 2022 đã hoàn thành!

Tham khảo: Canh Măng Tây Đuôi Heo – Món Ăn Bổ Dưỡng Sức Khỏe tại đây!

Cốm 

trung thu 2022

Cốm không được sử dụng nhiều ở miền Nam. Nhưng ở miền Bắc, cốm lại là món ăn đặc trưng nổi tiếng của ngày Tết Trung thu 2022 không kém bánh trung thu.
Vì mùa thu hoạch cốm đẹp nhất là vào mùa thu nên nó được ví như một “món quà” mà đất trời ban tặng cho con người trong dịp này.

Nấu xôi cốm dừa cho dịp Trung Thu

Nguyên liệu làm xôi cốm dừa 

  • 500gr cốm xanh 
  • 180gr đậu xanh tách vỏ 
  • 150gr hạt sen 
  • 120gr dừa sợi 
  • Mè trắng rang 
  • 100gr đường trắng 
  • 100ml dầu vừng 

Cách làm xôi cốm dừa hạt sen 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu 
  • Đầu tiên, bạn đem trộn cốm với 1 thìa dầu vừng rồi đảo đều tay cho ngấm. 
  • Ngâm kỹ dừa nạo cùng 50g đường. 
  • Rửa thật sạch hạt sen và để ráo nước. 
  • Ngâm đậu xanh với nước khoảng 3 tiếng đến khi đậu nở mềm. 
Bước 2: Xào dừa 

Sau khi ngâm dừa nạo với đường, bạn tiến hành chảo xào dừa nạo sao cho dừa ngấm, màu trong veo và không bị cháy. 

Bước 3: Nấu hạt sen 

Tiếp đó, bạn nấu hạt sen cùng với 1 ít nước đường, để lửa nhỏ. Khi hạt sen chín tới, bạn tắt bếp cho hạt sen ra rổ sao cho hạt sen không bị vỡ nát. 

Bước 4: Nấu xôi 

Khi đậu xanh ngâm mềm, bạn cho hấp đậu trong xửng cùng muối và đường, trộn đều tay rồi hấp đến khi đậu xanh chín.

Trong khi hấp đậu xanh, bạn mở nắp và đảo đều tay để đậu chín tơi, chín đều. Tiếp đó, cho đậu xanh vào cối xay nhuyễn. 

Bước 5: Trộn xôi với cốm 

trung thu 2022

Bước cuối cùng, bạn đặt nồi nước lên bếp, rải hết cốm lên vỉ, hấp với một chút đường.

Khuấy đều tay cho đến khi cốm mọng nước, thơm và mềm.

Sau đó, bạn cho đậu xanh đã xay, dừa nạo xào, hạt sen và cốm vào chung một bát rồi trộn đều. Cuối cùng rắc mè trắng rang lên trên là đã có thể thưởng thức món ngon xôi cốm dừa hạt sen!

Tham khảo 5 kinh nghiệm lựa chọn dừa sáp chuẩn chất lượng tại: https://mangtay.net/5-kinh-nghiem-lua-chon-dua-sap-chuan-chat-luong.html

Gỏi bưởi cho dịp Trung thu 2022

Nếu những món ăn nhiều tinh bột trên mâm cơm Tết Trung thu dễ làm bạn ngán thì món gỏi bưởi chính là điểm nhấn của mâm cơm!
Vị bùi bùi của bưởi kết hợp với vị tươi ngon của tôm thịt quyện với vị cay cay của nước mắm tỏi ớt khiến món ăn này trở thành điểm nhấn của ngày Tết Trung thu sẽ thu hút các thành viên trong gia đình quây quần bên bàn ăn.

Làm Gỏi bưởi nấm chay cho dịp Trung Thu 2022

trung thu 2022

Nguyên liệu làm Gỏi bưởi nấm chay 

  • 1 trái Bưởi hồng  
  • 300 gr Nấm bào ngư 
  • 3 nhánh Rau quế  
  • Ớt băm
  • 20 gr Mè rang  
  • Nước cốt chanh 
  • 50 ml Dầu ăn  
  • 1.5 thìa canh Nước mắm chay 
  • Đường/muối 1 ít 

Cách làm Gỏi bưởi nấm chay cho dịp Trung Thu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu 
  • Nấm bào ngư sau khi mua về, bạn cắt bỏ phần dưới của nấm còn bám nhiều bùn, ngâm nấm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
  • Sau đó vớt ra, rửa lại bằng nước trong và để khô.
    Sau đó, bạn xé sợi nhỏ nấm bào ngư.
  • Gọt vỏ bưởi, lấy phần múi bưởi bóc vỏ sau đó bẻ thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Mẹo nhỏ: Khi tách vỏ bưởi để lấy phần nhân bên trong, bạn nhớ cắt cẩn thận sao cho còn lại khoảng 1/2 phần vỏ bưởi để sau khi làm gỏi có thể dùng vỏ bưởi để đựng gỏi nhé. Làm thế sẽ khiến món ăn càng đẹp mắt, hấp dẫn hơn. 

Bước 2: Chiên nấm 
  • Đặt chảo lên bếp, cho 50 ml dầu ăn vào đun nóng dầu ở lửa vừa.
  • Khi dầu trong chảo bắt đầu sôi, cho lần lượt nấm bào ngư vào.
  • Tăng lửa và đảo đều đến khi nấm chín vàng thì vớt ra đĩa (có lót sẵn giấy thấm dầu) để cho ráo dầu.
Bước 3: Làm nước mắm gỏi bưởi 
  • Để làm phần nước mắm trộn gỏi bưởi, bạn chuẩn bị tất cả các nguyên liệu sau cho vào bát: 2 thìa đường, 1,5 thìa nước mắm chay, 1 thìa nước cốt chanh, 3 thìa nước lọc.
  • Khuấy tất cả các thành phần cho đến khi chúng tan vào nhau.
  • Cuối cùng cho khoảng 1 thìa ớt băm nhỏ vào nước mắm gỏi, khuấy đều.

Mẹo nhỏ: Trong khi làm nước mắm gỏi, bạn có thể nếm thử xem nước trộn có đủ vị chua, mặn, ngọt chưa. Nếu không, hãy nêm thêm gia vị theo sở thích của bạn!

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi diễn cho sai quả nhất

Bước 4: Hoàn thành 

trung thu 2022

  • Đầu tiên, bạn cho khoảng 1 múi bưởi đã bóc vỏ vào chén nhỏ. Nêm thêm hêm khoảng 2 thìa đường và 1/2 thìa muối, trộn đều, bóp nhẹ cho múi bưởi ra nước và ngấm gia vị.
  • Tiếp theo, bạn cho nấm đã chiên và phần múi bưởi còn lại vào tô trộn nhẹ tay. Sau đó cho toàn bộ phần nước mắm trộn gỏi bưởi đã làm lúc nãy vào trộn đều.
  • Cuối cùng, bạn thêm một ít sốt mè rang và rau quế vào tô gỏi bưởi. Trộn đều tay thêm lần nữa cho các nguyên liệu hòa lẫn vào nhau và thấm đều vị. 

Mách bạn: Đối với phần nước mắm gỏi bưởi, bạn có thể trộn cùng gỏi bưởi. Hoặc cho nước mắm gỏi bưởi ra chén để chấm riêng tùy sở thích. 

Cuối cùng là phần trình bày món ăn, bạn xếp phần vỏ bưởi ra đĩa. Sau đó, cho gỏi bưởi trộn vào vỏ bưởi, rắc thêm ít mè lên trên. Trang trí cùng vài nhánh rau quế, đặt bát nước mắm gỏi đi kèm nữa là xong món Gỏi bưởi nấm chay cho dịp Trung thu 2022!

Món ăn từ ngó sen 

  • Ngó sen là nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong các món ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngó sen còn mang một ý nghĩa đặc biệt trong ngày Tết Trung thu 2022.
  • Ngó sen trong ngày Tết Trung thu tượng trưng cho điềm lành, gia đình sum họp. Trong dịp này, người ta thường dùng ngó sen, hoa quế trộn với xôi.

trung thu 2022

  • Mùi thơm của gạo nếp kết hợp với hương thơm của ngó sen và hương hoa quế sẽ làm tăng thêm hương vị cho món ăn, làm cho bữa tiệc sum họp trở nên đặc biệt hơn!

Món ốc 

  • Theo dân gian, món ốc cũng là một món ăn cần thiết, không thể thiếu trong bàn ăn ngày Tết Trung thu 2022.
  • Ngoài ý nghĩa đặc biệt, lúc này ốc thường rất ngon, vì chưa sinh sản, lúc này ốc rỗng và nhiều thịt.
  • Hơn nữa, người xưa cho rằng ăn ốc vào mùa thu có tác dụng giúp sáng mắt. Vì ốc chứa nhiều vitamin A có công dụng bổ mắt, bảo vệ mắt.

trung thu 2022

Tham khảo: Học cách nấu cháo cá lóc – cháo cá miền Tây đơn giản CHUẨN VỊ NHẤT!!! 

Chè trôi nước cho dịp Trung thu 2022

Chè trôi nước là món ăn mang đầy ý nghĩa, thiết yếu trong ngày Tết Trung thu. Món ăn chè trôi nước là biểu tượng của tình đoàn kết, sự đoàn viên sum họp của cả gia đình.

Cách làm Chè trôi nước không bị cứng 

Bước 1: Vo và ngâm đậu xanh 

  •  Với 150g đậu xanh còn vỏ mua về bạn đem rửa sạch nhiều lần với nước.
  • Cho 1 thìa cà phê muối vào 1 lít nước ấm, trộn đều rồi cho đậu xanh vào ngâm 1 tiếng.

Bước 2: Hấp, tán nhuyễn đậu xanh, khoai lang 

  • Đầu tiên bạn gọt 1/2 củ khoai lang trắng rồi cắt đôi, như vậy khi hấp sẽ nhanh chín hơn.
  • Đậu sau khi ngâm, để ráo nước, cho vào nồi hấp cùng với khoai lang trắng trong 30 phút.
  • Khi đậu và khoai đã chín mềm, bạn để riêng ra 2 bát rồi dùng vá để tán nhuyễn cả hai.

Bước 3: Trộn bột bánh 

trung thu 2022

Mách nhỏ: 

  • Trộn khoai lang vào âu bột sẽ giúp bánh mềm hơn, để lâu không bị cứng.
  • Trong khi trộn bột bạn nên cho nước từ từ, cho đến đâu trộn đến đó để tránh bột quá nhão, khó nhồi.

Bước 3: Nhồi và ủ bột 

  • Dùng tay nhồi đều phần bột bánh trong khoảng 20 phút. Khi thấy khối bột dẻo, phao nhẹ, bạn thử dùng tay kéo ra thấy bột có độ đàn hồi, không bị bở, dễ đứt là đạt. 
  • Sau đó, bạn bọc bột bằng màng bọc thực phẩm, ủ khoảng 3 – 4 tiếng cho bột nghỉ. 

Bước 4: Sên nhân đậu xanh với dừa sợi 

  • Đổ vào nồi 320ml nước cốt dừa, 130ml nước lọc, 1/3 thìa cà phê muối, 1 thìa canh bột năng, 3 thìa cà phê bột gạo, khuấy đều tay để hỗn hợp hòa tan.
  • Đun nồi nước cốt dừa với lửa nhỏ. Chú ý khuấy đều tay đến khi nước cốt dừa sánh lại thì tắt bếp. Thêm 1 ống vani rồi đảo đều cho tan hết với bột. 
  • 80ml nước cốt dừa còn lại bạn sử dụng để sên nhân đậu xanh. Cho Đậu xanh tán nhuyễn lên chảo cùng 1/2 thìa cà phê muối, 2 thìa canh đường. Sau đó sên nhân đậu xanh với nước cốt dừa, hạ lửa nhỏ đến khi nhân đậu xanh hơi ráo lại. 
  • Tiếp theo, thêm 70gr dừa sợi vào nhân đậu xanh. Trộn đều đến khi hỗn hợp đậu dừa dẻo, dính thành khối đồng nhất, không còn vụn dính chảo. Cuối, cùng, bạn thêm 2 thìa canh hành phi, trộn lên lần nữa là xong. 

Bước 5: Bọc nhân đậu xanh 

  • Nặn nhân đậu xanh thành những viên tròn, mỗi viên khoảng 20 g. Sau đó bạn cũng nặn bột thành những viên bột có kích thước khoảng 30g.
  • Dùng ngón tay cái ấn mạnh xuống bột tạo thành hình tròn vừa đủ rồi cho nhân vào, vo tròn lại sao cho phần vỏ bột ôm kín nhân đậu xanh. 

Bước 6: Nấu chè với nước đường gừng 

  • Đặt chảo lên bếp cùng 1 lít nước lọc, thêm 375 g đường thốt nốt và 1 thìa cà phê muối, khuấy đều cho tan hoàn toàn, nêm nếm lại cho vừa ngọt.
  • Cho 70g gừng thái sợi vào, đun sôi rồi cho viên chè đã nặn vào, đun lửa vừa khoảng 15 phút cho đến khi viên chè chín, nổi lên trên, vỏ bánh se lại và hơi trong là tắt bếp.
  • Lúc này, bạn cho các viên chè ra chén, thêm chút nước cốt dừa, mè rang và đậu phộng rang là có thể thưởng thức được rồi.

trung thu 2022

Chè trôi nước làm mê đắm mọi giác quan của bạn với những viên chè tròn căng vui mắt và mùi thơm nồng nàn của gừng ấm. Vỏ bánh bên ngoài mềm dẻo, nhân đậu thơm béo, ngọt vừa tạo nên món chè trôi nước tuyệt ngon cho dịp Trung thu 2022!

Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa các loại hoa ngày Tết tại: https://mangtay.net/cac-loai-hoa-ngay-tet.html 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *