Kĩ thuật chăm sóc măng tây phổ biến và hiệu quả hiện nay

Kĩ thuật chăm sóc măng tây phổ biến và hiệu quả hiện nay

Măng tây là loại rau được ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để đạt được năng suất tốt nhất, người trồng cần nắm vững kĩ thuật chăm sóc măng tây. Cùng Măng tây Dũng Hà tìm hiểu về các kĩ thuật chăm sóc để có một vườn măng tây tươi tốt nhé!

Cách tưới và thoát nước cho cây măng tây

Măng tây là loại cây cho thu hoạch chồi non. Măng tây xanh thường ngày để làm rau ăn, thực phẩm chất lượng. Vì vậy cần được cung cấp dinh dưỡng định kì, nước tưới đầy đủ ở các giai đoạn phát triển. Bên cạnh phân bón, nước tưới là một yếu tố quan trọng cho năng suất măng. Bởi vậy tưới nước là một trong những kĩ thuật chăm sóc măng tây quan trọng.

Cách tưới hàng ngày

Nếu đất nặng ngậm nước nhiều thì cần tưới ít lần. Nếu đất nhẹ thì cần cung cấp nhiều hơn. Mùa nắng phải tưới đều đặn 1 lần/ngày. Nếu gặp nắng nóng quá thì phải tưới 2 lần/ngày. Để có măng ngọt, mềm, chất lượng tốt trong mùa nắng, cần giữ đất ẩm thường xuyên từ 60 – 70%.

Với diện tích sản xuất lớn, sử dụng cách tưới thấm là tiết kiệm và ít tốn kém nhất. Tùy khả năng và điều kiện, có thể dùng biện pháp tưới phun sương, nhỏ giọt, hoặc tưới ngầm.

  • Cách tưới phun sương có thể khiến phát sinh nhiều cỏ dại. Có thể làm hỏng măng chưa thu hoạch nếu không kịp thời bảo vệ các lá đài trên đầu các chồi măng.
  • Cách tưới rãnh có thể hạn chế được nhiều cỏ dại. Nhưng nếu gặp trời mưa to có thể ngập úng làm hỏng bộ rễ và mầm các chồi măng non.
  • Cách tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân pha loãng thành nước dung dịch dinh dưỡng là tốt nhất. Việc này có thể cho năng suất măng nhiều hơn khoảng 30 – 50%.
ki-thuat-tuoi-nuoc-mang-tay
Kĩ thuật tưới nước măng tây

Cách thoát nước khi trời mưa, ngập úng

Trong mùa mưa, cần phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt. Không được để rễ măng bị ngập úng quá 24 giờ. Vì bộ rễ cây măng rất kị nước và rất dễ bị tổn thương sẽ khiến chồi măng biến dạng cong vẹo. Gốc rễ và chồi măng phát bệnh, hư hỏng, cây sẽ không ra măng. Chất lượng của măng sẽ bị giảm không thể thu hoạch được.

Nếu gặp trời mưa to nhiều ngày có thể làm bộ rễ bị ngập. Người trồng có thể dùng bạt nilon phủ hai bên mặt liếp nghiêng dốc xuống rãnh thoát nước để nước mưa to thoát nhanh ra khỏi đất.

Nếu trồng cây măng ở nơi đất thấp sẽ dễ ngập nước hay gặp triều cường bất ngờ. Cần phải đào mương quanh rẫy măng để nước có thể chảy đi. Hoặc sử dụng bơm nước công suất lớn để bơm rút tháo nhanh nước ngập ra khỏi đất trồng càng sớm càng tốt.

cach-thoat-nuoc-khi-ngap-ung
Cách thoát nước khi ngập úng

Lưu ý khi tưới nước cho măng tây

Chỉ nên tưới nước cho cây măng tây vào các buổi sáng sớm hàng ngày. Tưới sau khi các lứa măng tươi đã được thu hoạch mỗi buổi sáng.

Vì chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm, tuyệt đối không  tưới nước cho cây sau 17h chiều mỗi ngày. Nếu để nước dồn lại không thoát được sẽ làm ngập úng chân đất trồng. Cây măng sẽ tổn thương hoặc thối hỏng bộ rễ cây. Làm cản trở việc sinh trưởng của các chồi măng vào buổi tối hôm đó. Có thể làm biến dạng cong vẹo chồi măng, làm giảm hoặc mất sản lượng măng vào buổi sáng hôm sau.

Trong trường hợp này, dù là đêm tối cũng phải ngay lập tức xử lý tiêu thoát nước cho rẫy măng ngay trong đêm. Bạn có thể đào mương thoát nước thật tốt. Hoặc sử dụng bơm nước công suất lớn giúp nước thật nhanh khỏi rẫy trồng măng.

Bà con lưu ý không để rễ măng bị ngập úng nước quá 24 giờ.

Kĩ thuật chăm sóc măng tây làm sạch và hạn chế cỏ dại khi trồng

Trồng măng tây trên quy mô lớn, làm cỏ bằng tay sẽ tốn nhiều công sức và thời gian. Cần chủ động tính trước việc làm cỏ ngay từ khi chuẩn bị đất trồng. Có thể sử dụng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất (có thể tự chế), máy xẻ rãnh bón phân và lấp rãnh bón phân (có thể tự chế) về sau.

Kĩ thuật làm cỏ cho măng tây

Từ khi chuẩn bị đất trồng, cần làm cỏ thật kĩ, phun thuốc diệt mầm cỏ thật kỹ, kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.

Khi đưa liếp trồng vào sử sụng, cần căng dây lấy mực để xẻ rãnh, lên liếp, trồng cây cho thẳng hàng cách nhau 100 cm (mặt liếp đất trồng) và 20 cm (mặt rãnh thoát nước). Phương pháp này giúp ích rất nhiều đối với việc làm cỏ bằng máy làm cỏ phối hợp xới xáo đất, cùng với tạo đường đi thuận lợi để dùng máy xẻ rãnh bón phân và lấp rãnh bón phân (có thể tự chế), chăm sóc cây và vận chuyển măng thu hoạch sau này.

Sau khi trồng, trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/lần, cần phải làm cỏ thường xuyên. Làm toàn bộ ngay từ khi cỏ còn non, không để cỏ già rơi hạt tái sinh ra lớp cỏ con cháu. Trong mùa mưa tuyệt đối không nên dùng rơm, trấu, mạt cưa,… chưa xử lý mầm bệnh (bằng sulfat đồng hoặc nước vôi) để phủ gốc thay vì việc làm cỏ.

Trong thời gian mới trồng từ 1-5 tháng tuổi, cây còn nhỏ nên bộ rễ chưa phát triển nhiều và măng chưa được thu hoạch. Để hạn chế cỏ dại người trồng có thể trồng cây bằng màng phủ nông nghiệp. Sử dụng bạt nilon hay dùng mạt cưa, trấu, tro trấu, xơ dừa, bã mía đã xử lý mầm bệnh, hoặc trồng rau ăn lá phủ gốc cây măng.

lam-co-cho-mang-tay
Làm cỏ cho măng tây

Cách làm khác

Có ý kiến cho rằng nếu chăm sóc đúng khoa học và đầy đủ dinh dưỡng thì vẫn có thể đậy bạt trên rẫy trồng cây măng tây để hạn chế cỏ. Giúp tiết kiệm nhân công – vấn đề này hiện chưa đủ thời gian thực tiễn để tổng kết.

Sau mỗi lần bón phân, cần lấy lớp đất mặt hai bên mép liếp vun cao 5 – 10 cm phủ gốc bảo vệ cổ rễ cây măng. Giữ mặt liếp đất trồng ở độ cao khoảng 30 cm so với mặt đất tự nhiên. Giữ cây đứng thẳng, đồng thời tạo độ dốc nghiêng về 2 mép liếp để thoát nước tưới.

Cách làm này cũng có tác dụng rất nhiều cho việc kiểm tra và hạn chế cỏ dại.

cach-han-che-co-dai
Cách hạn chế cỏ dại

Lưu ý khi làm cỏ cho măng tây

Bà con lưu ý do bộ rễ cây măng tây rất “nhạy cảm” với môi trường sống và khí hậu. Măng tây xanh phải thu hoạch hàng ngày. Nên khi bộ rễ cây trưởng thành đã trải rộng ra 50-70-90 cm. Cây đã cho thu hoạch măng thì chỉ nên sử dụng rơm, trấu đã diệt trừ nấm bệnh để đậy gốc.

Hoàn toàn không nên sử dụng bạt nilon phủ gốc để trừ cỏ. Vì như vậy sẽ vô tình ngăn cản sự quang hợp của ánh nắng mặt trời và phong toả dưỡng khí hô hấp của bộ rễ. Phá hủy sự phát triển bình thường của bộ rễ và các chồi măng non. Ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển của cây măng về sau. Cỏ không sống nổi thì bộ rễ cây măng cũng sẽ ở trong tình trạng tương tự. Hậu quả có khi phải hủy bỏ cả vườn măng sau một vài đợt thu hoạch, rất khó lường trước.

Thận trọng sử dụng thuốc diệt cỏ và sâu hại cây măng trong giai đoạn tạm dừng thu hoạch măng chờ cây mẹ được nuôi dưỡng để thay thế.

Chú ý sử dụng thuốc diệt cỏ và bảo vệ thực vật đúng hướng dẫn theo nguyên tắc “4 đúng”. Tốt nhất là đảm bảo theo tiêu chuẩn xuất khẩu VietGAP hoặc GlobalGAP. Không để dư lượng thuốc tác dụng không tốt đến chồi măng. Đồng thời phải bảo đảm thời gian cách ly đúng quy định bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Một số loại thuốc trừ cỏ có thể dùng được cho măng như: Napropamide, Dual, Whips, Onecide, Trifluralin, Agropac, Fagon, Terbacil,…

Thận trọng khi dùng thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật, vì chồi Măng tây rất nhạy cảm với các loại thuốc độc hại.

luu-y-khi-lam-co
Lưu ý khi làm cỏ

Cách giữ cây măng đứng thẳng để lấy nắng quang hợp với bộ lá nhằm tạo ra năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, cây măng tây sẽ cao lớn, tăng dần số lượng có thể đến hàng chục thân cây trên một bụi, lứa thân cây thời gian sau sẽ phát triển  hơn lứa thân cây thời gian trước, và cây sẽ bung tàn cành lá sum suê có thể rộng đến 1 mét, rất dễ làm đổ ngả cây trồng khi gặp mưa to, gió lớn.

Cần phải giăng dây để cây không bị đổ, giữ cây măng đứng thẳng và dưỡng bộ lá sum suê để quang hợp với ánh nắng mặt trời toàn phần nhằm tạo ra năng lượng hữu cơ tổng hợp cung cấp chất dinh dưỡng cây và bộ rễ.

Cách làm

  • Ngay sau khi đưa cây ra trồng, trên cùng một hàng với cây đã trồng (chen giữa các cây măng), tiến hành cắm các cọc tre đường kính khoảng 5 cm, cao 120 cm, cách nhau 3-4 mét.
  • Dùng dây cước nilon, dây điện thoại nhỏ bền chắc (chịu được mưa nắng ít nhất 2-3 năm) giăng thành một hàng đôi cao cách mặt liếp khoảng 20-30 cm để kẹp lỏng cây măng vào giữa đôi dây.
  • Sau đó, tuỳ theo độ cao và lớn theo sự sinh trưởng của cây, có thể giăng thêm dây, hoặc nâng dần đôi dây lên các độ cao khoảng 50 cm, 75 cm, 90 cm,… để giữ cây măng luôn đứng thẳng. Đứng thẳng là tư thế thuận lợi nhất giúp cho cây măng tây có thể tiếp nhận đầy đủ, trọn vẹn ánh nắng toàn phần để quang hợp với bộ lá. Tạo ra năng lượng hữu cơ tổng hợp cung cấp chất dinh dưỡng cây phát triển nhanh chóng bộ gốc, bộ rễ và cho thu hoạch nhiều măng chất lượng cao.
cach-giu-mang-tay-dung-thang
Cách giữ măng tây đứng thẳng

Chú ý trong kĩ thuật chăm sóc măng tây giữ cây thẳng

Khi giăng dây chống đổ ngả cây, không nên để dây quấn chặt thân măng. Cần phải giữ khoảng trống cho 4-6 thân cây mẹ có thể phát triển tự do trong đường kính khoảng 30-50 cm. Giúp cây trưởng thành có đủ chỗ trống bung rộng tàn cành lá sum suê để quang hợp. Ánh nắng toàn phần giúp tạo ra năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây.

Cách cắt hạ bớt ngọn, kích thích cây măng trổ nhiều chồi măng tây xanh

Vào thời điểm sau khi trồng khoảng 135 ngày (4,5 – 5 tháng), quan sát thấy đường kính gốc thân cây mẹ đạt >10-12 mm (lớn hơn điếu thuốc lá, cỡ gần bằng ngón tay út). Đồng thời lá cây mẹ chuyển thành màu xanh đậm. Đây là những dấu hiệu cho thấy cây sắp đến thời kỳ măng sắp được thu hoạch.

Ngay lúc này, cần kích thích cây măng tây sinh trưởng nhanh chóng và ra nhiều chồi măng.

  • Bạn tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,2m.
  • Xới đất làm sạch cỏ non, bón thúc 400 kg NPK 21-7-14.
  • Vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ và giữ mặt liếp đất trồng ở độ cao khoảng 30 cm so với mặt đất tự nhiên,
  • Giữ cây đứng thẳng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Giúp cành lá cây măng sum suê đón nắng toàn phần quang hợp với lá sinh ra năng lượng hữu cơ tổng hợp dinh dưỡng nuôi cây.
  • Cắt bỏ cây bị sâu bệnh, cây già, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40 – 50 cm để thông gió phòng ngừa bệnh hại.
  • Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.

Làm vậy giúp cho bộ gốc và rễ của cây mẹ được phát triển, tạo ra điều kiện cơ bản để cây măng tăng thêm sản lượng. Giúp chất lượng măng thu hoạch lứa sau nhiều hơn, cao hơn lứa trước.

cach-cat-ngon-mang-tay
Cách cắt ngọn măng tây

Kĩ thuật chăm sóc măng tây giúp bảo vệ các lá đài non

Phần ngọn khoảng 10 cm trên đầu các chồi măng có các lá đài non rất kị với nước và đất, cát. Nước hoặc đất, cát nếu lọt vào động lại bên trong các lá đài non sẽ làm hỏng lá. Đồng thời làm hỏng chồi măng hoặc làm giảm chất lượng, mất giá trị thương phẩm của măng tây xanh.

Khi chồi măng non cao khoảng 5-6 cm, dùng màng nilon tạo ra các mũ hình chóp cao khoảng 6-8 cm. Sau đó chụp trên đầu chồi măng để bảo vệ các lá đài non. Kìm hãm sự phát triển già hóa của các lá đài. Góp phần hạn chế, làm chậm sự già hóa của chồi măng

Kĩ thuật chăm sóc măng tây này giúp các lá đài non không bị hư hại. Tạo ra được các chồi măng đẹp ngọn, có giá trị thương phẩm cao.

cach-bao-ve-la-dai-non
Cách bảo vệ lá đài non

Kết luận

Kĩ thuật chăm sóc măng tây quyết định năng suất và chất lượng của vụ mùa. Bằng cách áp dụng đúng các kỹ thuật, người trồng có thể thu được những cây măng khỏe mạnh, chất lượng vượt trội. Hy vọng bài viết này Măng tây Dũng Hà đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về kĩ thuật chăm sóc măng tây. Chúc bạn thành công với vườn măng tây của mình!

————————————-

Website: https://mangtay.net/

Hotline: 1900986865

Để mua hạt giống măng tây xanh Dũng Hà, bà con có thể đặt mua trực tiếp qua địa chỉ:

  • Số 11 Kim Đồng – đường Giáp Bát – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội
  • A10 – ngõ 100 – đường Trung Kính – phường Yên Hòa – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội
  • Số 02/B Khu phố 3 – đường Trung Mỹ Tây 13 – quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h30 tất cả các ngày trong tuần.

> Tham khảo thêm: Cách gieo hạt măng tây đúng kỹ thuật, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao

1 thoughts on “Kĩ thuật chăm sóc măng tây phổ biến và hiệu quả hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *