Măng tây có độc không? 7+ lợi ích của măng tây với sức khỏe

Măng tây có độc không? 7+ lợi ích của măng tây với sức khỏe

Măng tây có nguồn gốc từ rất lâu đời với số lượng xấp xỉ 300 giống măng khác nhau. Với hương vị thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng, dần dần măng tây đã được du nhập vào thị trường Việt và trở thành một loại rau xanh nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn liệu măng tây có độc không? Và bài viết dưới đây, Măng tây xanh Dũng Hà sẽ giải đáp chi tiết và đưa ra một số lợi ích khi ăn măng tây nhé.

Măng tây có độc không?

Măng tây không hề độc. Măng tây là một loại rau củ quả giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Loại rau này được đánh giá rất cao về hàm lượng dinh dưỡng, cũng như ứng dụng phổ biến trong nhiều món ăn như hấp, xào, luộc hay nướng.

Theo bằng chứng nghiên cứu từ USDA (Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ), trong măng tây chứa hoàn toàn thành phần dinh dưỡng tự nhiên như vitamin A, E, C, K, canxi, sắt, kẽm, magie, photpho, axit folic, flavonoid, polyphenol và hoàn toàn không có bất kỳ một thành phần độc tố nào được tìm thấy trong măng tây.

thac-mac-mang-tay-co-doc-khong
Măng tây có độc không?

Nghiên cứu ở trên tạp chí tạp chí Molecules cũng đã chỉ ra rằng măng tây chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như Quercetin và Kaempferol. Chất chống oxy hóa này có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra mà không hề gây độc hại cho cơ thể.

Theo truyền thuyết lịch sử lâu đời, măng tây được tiêu thụ từ hàng ngàn năm trong ẩm thực của nhiều nền văn hóa, từ Hy Lạp cho tới các nước Châu Á. Nếu măng tây có độc, chắc chắn sẽ có những trường hợp ngộ độc được ghi nhận.

Lợi ích khi ăn măng tây đối với sức khỏe

Hỗ trợ giảm cân

Theo nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), măng tây có công dụng hỗ trợ giảm cân một cách hiệu quả, an toàn và nhanh chóng. Nghiên cứu từ USDA đã chỉ ra rằng, trong măng tây chứa ít calo, giàu chất xơ. Chất xơ có thể giúp tạo cho bạn cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình đào thải cặn bã dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Khi bạn có cảm giác no, bạn sẽ ăn ít đi, từ đó làm giảm lượng calo nạp vào cơ thể.

Đừng bỏ lỡ: Măng tây bao nhiêu calo? Giảm cân có nên ăn măng tây không?

Tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột

Hàm lượng chất xơ có trong măng tây rất dồi dào. Chất xơ có trong măng tây chủ yếu là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan (Inulin). Chất xơ đóng một vai trò cực kì quan trọng đối với hệ tiêu hóa đường ruột.

Theo như công bố trên Journal of Food Science, chất xơ không hòa tan trong măng tây giúp tăng cường nhu động ruột, tạo con đường thuận tiện cho thức ăn đi qua đường ruột, giảm nguy cơ táo bón hiệu quả.

Một công bố khác trên báo Journal of Nutrition cũng đã chỉ ra rằng, chất xơ hòa tan (inulin) trong măng tây là một loại Prebiotic có khả năng nuôi dưỡng sự phát triển của vi khuẩn có lợi đường ruột. Điều này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu hóa.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Nghiên cứu đăng trên American Journal of Clinical Nutrition cho biết, trong măng tây có chứa hàm lượng axit folic rất lớn và rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Việc bổ sung axit folic cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

goc-thac-mac-mang-tay-co-doc-khong
Tốt cho phụ nữ mang thai

Mang thai, mẹ bầu thường phải phải dung nạp rất nhiều sắt vào trong cơ thể. Măng tây chính là một loại rau giàu sắt mà mẹ bầu nên bổ sung vào chế độ ăn của mình để cung cấp đầy đủ sắt cho cơ thể mình và em bé. Đây chính là một thông tin đăng trên báo National Institutes of Health.

Đừng bỏ lỡ: Bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được không? Lợi ích và tác hại?

Ổn định huyết áp

Nghiên cứu trên tạp chí National Institutes of Health cho thấy, Kali đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp ổn định. Măng tây cung cấp khoảng 6-7% nhu cầu Kali hàng ngày. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu Kali như măng tây sẽ duy trì huyết áp ở mức ổn định, không làm ảnh hưởng xấu tới hệ thống tim mạch.

Làm đẹp da

Theo nghiên cứu từ Journal of Dermatological Science cho thấy, trong măng tây chứa tới 93% hàm lượng nước, giúp bổ sung độ ẩm cho cơ thể. Từ đó, giúp làn da bạn luôn căng mịn, sáng bóng, có độ đàn hồi tốt.

Còn trên tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition cho hay, măng tây có chứa hàm lượng vitamin C rất lớn. Vitamin C là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất collagen, giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da.

Tăng cường ham muốn tình dục

Theo chia sẻ từ các bác sĩ ở viện nam khoa hiếm muộn cho biết, trong măng tây chứa lượng kẽm và testosteron rất lớn. Đây là hai chất quan trọng giúp cải thiện khả năng ham muốn tình dục. Kẽm giúp tăng chất lượng của tinh trùng, tăng độ di chuyển nhanh nhạy hơn để thụ tinh cùng với trứng. Thiếu hụt kẽm cũng sẽ gây ra hiện tượng vô sinh ở nam giới.

Xem thêm: 5+ Tác dụng của măng tây với nam giới, thần dược phòng the

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng tây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa lớn, đặc biệt là vitamin C, chất này có khả năng cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ bắc các bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng.

hoi-mang-tay-co-doc-khong
Tăng cường hệ miễn dịch

Một số câu hỏi liên quan khác

Những ai không nên ăn măng tây?

Măng tây rất giàu dinh dưỡng, nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể ăn. Một số đối tượng không nên ăn măng tây có thể kể đến như: người bệnh gút, người bị bệnh thận, người cao huyết áp và người phù nề.

Người bị ho có nên ăn măng tây không?

Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh việc người bị ho có nên ăn măng tây hay không. Mặc dù, ai cũng biết măng tây có khả năng chống viêm, giảm ho, giảm triệu chứng về bệnh hô hấp nhưng không phải các loại ho đều giống nhau. Do đó, măng tây có thể bổ sung vào chế độ ăn của người ho, nhưng không phải là “thuốc chữa bệnh ho”.

goc-hoi-mang-tay-co-doc-khong
Bị ho có nên ăn măng tây không?

Tác dụng phụ khi ăn măng tây là gì?

Hầu như măng tây không có quá nhiều tác dụng phụ nếu như bạn tiêu thụ đúng mục đích, đúng liều lượng. Tác dụng phụ chủ yếu khi ăn măng tây đó là cảm giác đầy bụng, khó tiêu, nước tiểu có mùi lạ.

Nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, hàm lượng chất xơ quá lớn trong măng tây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng. Khi cơ thể hấp thụ nhiều chất xơ từ măng tây, chất xơ sẽ không tiêu hóa được hoàn toàn mà lên men ở ruột già, sản sinh ra khí gas gây đầu bụng.

Trong măng tây có chứa một lượng nhỏ chất Sulfur. Chất Sulfur này hoàn toàn không gây hại tới sức khỏe nhưng nó sẽ ảnh hưởng tới mùi của nước tiểu, gây ra cảm giác khó chịu.

Măng tây có ăn sống được không?

Có, măng tây hoàn toàn có thể ăn sống được. Việc ăn sống măng tây bạn thường bắt gặp chủ yếu ở trong các món như salad hay được ăn như một loại rau sống. Khi ăn sống măng tây, bạn sẽ cảm nhận rõ nhất chọn vẹn hương vị giòn ngọt và ngon của măng tây. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải sơ chế sạch, rửa kỹ măng tây để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn kẻo đau bụng.

Kết luận

Như vậy, măng tây có độc không đã được Măng tây xanh Dũng Hà giải đáp rất cụ thể ở trong bài viết này. Măng tây không hề chứa độc tố mà còn chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe người dùng. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ không còn chút băn khoăn hay lo lắng về loại rau này nữa.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo vô vàn tin tức măng tây tại: https://mangtay.net/tin-tuc/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *