Quả sung kỵ với gì? Lưu ý khi dùng kẻo "chết người như chơi"

Quả sung kỵ với gì? Lưu ý khi dùng kẻo “chết người như chơi”?

Quả sung kỵ với gì? Đây có lẽ là một câu hỏi mà rất nhiều chị em nội trợ đang thực sự quan tâm tới. Sung chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng và có thể được chế biến thành rất nhiều các món ăn ngon. Bên cạnh những mặt tích cực thì sung vẫn tiềm ẩn một số mối nguy hại mà không phải ai cũng biết tới. Và hôm nay, xin mời bạn cùng theo chân Măng tây xanh Dũng Hà đi tìm hiểu xem quả sung kỵ với gì nhé.

Quả sung là gì?

Quả sung chính là quả của cây sung. Cây sung là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Đông và Địa Trung Hải. Tại Việt Nam, cây sung có thể được trồng ở bất cứ nơi đâu, nhiều gia đình trồng sung như một loại cây cảnh chơi ở trong nhà. Quả sung và lá sung tươi đều có thể được sử dụng phổ biến trong ẩm thực.

Quả sung là một loại quả rất thân thuộc với người dân miền quê Việt Nam. Chúng mọc thành từng chùm ở xung quanh thân cây, trái sung có hình tròn, vỏ ngoài màu xanh, thịt bên trong màu đỏ, có các hạt nhỏ li ti. Khi ăn, sung có đặc tính là chát. Chúng có thể được ăn trực tiếp hoặc dùng để kho cá, muối chua.

qua-sung-la-gi
Quả sung là gì?

Giá trị dinh dưỡng trong trái sung

Xét về mặt dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trong sung cũng rất đa dạng, không hề thua kém cạnh những loại trái quả cùng dòng. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr trái sung tươi cung cấp các chất dinh dưỡng như:

  • 74 calo
  • 0.75gr protein
  • 0.3gr lipid
  • 2.9gr chất xơ
  • 16.26gr đường
  • 35mg canxi
  • 0.37mg sắt
  • 17mg magie
  • 14mg photpho
  • 232mg kali
  • 2mg vitamin C
  • 6mcg folate
  • 4.7mg choline
  • 7mcg vitamin A
  • 85mcg Beta-carotene
  • 9mcg Lutein và Zeaxanthin
  • 4.7mcg vitamin K

Đó chính là toàn bộ giá trị dinh dưỡng trong 100gr trái sung tươi. Có thể thấy rằng, sung tươi chứa rất ít calo, giàu khoáng chất và vitamin. Đây đều là những chất dinh dưỡng rất quan trọng, thiết yếu mà bạn nên bổ sung vào cơ thể.Việc chế biến sung thành các món ăn sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng này nhất.

gia-tri-dinh-duong-qua-sung
Giá trị dinh dưỡng quả sung

Công dụng của trái sung

Một loạt các thành phần giá trị dinh dưỡng trong trái sung tươi đã được Măng Tây mình liệt kê chi tiết ở bên trên. Đó đều là những chất dinh dưỡng rất quan trọng, thiết yếu đối với sức khỏe con người. Việc bổ sung sung tươi vào thực đơn ăn uống sẽ mang tới cho bạn rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Giàu chất chống oxy hóa giúp loại trừ các gốc tự do gây hại cho cơ thể
  • Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, ngừa táo bón, đầy bụng, khó tiêu, viêm loét dạ dày
  • Cải thiện sức khỏe làn da, trị viêm da dị ứng, mụn nhọt, tàn nhang, khô da,…
  • Tăng mật độ của xương, giúp xương khớp chắc khỏe, khắc phục tình trạng đau nhức xương, loãng xương
  • Có tiềm năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan
  • Cải thiện sức khỏe sinh lý nam giới
  • Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Đây chính là toàn bộ thành phần dinh dưỡng và công dụng trong quả sung. Vậy, quả sung kỵ với gì? Đây mới chính là câu hỏi quan trọng mà bạn cần biết. Biết để phòng tránh những tai họa bất ngờ đổ ập tới bản thân mình và người thân xung quanh. Bạn cùng mình theo chân tìm hiểu nhé.

cong-dung-trai-sung
Công dụng trái sung

Đừng bỏ lỡ: Hành tây kỵ gì? 5 thực phẩm “độc hơn thạch tín” nên tránh

Quả sung kỵ với gì? Lưu ý khi dùng kẻo “chết người như chơi”?

Người huyết áp thấp

Danh sách quả sung kỵ với gì đầu tiên chắc chắn bạn không thể bỏ qua đó chính là những người mắc bệnh huyết áp thấp. Nguyên nhân là vì:

  • Quả sung chứa hàm lượng Kali rất lớn, một loại khoáng chất có khả năng giúp hạ huyết áp. Đối với người cao huyết áp, ăn sung sẽ giúp chỉ số huyết áp duy trì ở mức ổn định. Còn với người huyết áp thấp, ăn sung sẽ khiến chỉ số huyết áp tụt xuống mức thấp, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
  • Ngoài ra, quả sung chứa một lượng chất xơ rất lớn. Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, trị táo bón. Đối với người huyết áp thấp, ăn nhiều sung có thể sẽ khiến cơ thể bị mất nước, dẫn đến tình trạng chỉ số huyết áp giảm thấp đột ngột

Người mắc bệnh về thận

Người mắc các bệnh về thận cũng được khuyến cáo không nên ăn sung. Nguyên nhân là vì:

  • Quả sung chứa rất nhiều Axit Folic, một loại Axit có thể dễ dàng kết hợp với Canxi trong cơ thể để tạo thành sỏi thận. Đối với người mắc bệnh về thận, khả năng đào thảo Axit Folic của thận bị suy giảm. Do đó, nếu ăn quá nhiều sung có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Trong sung chứa rất nhiều chất xơ. Với những người mắc bệnh thận, ăn quá nhiều sung sẽ khiến tình trạng suy thận ngày một nặng nề hơn.

Người đau dạ dày, xuất huyết trực tràng

Đúng vậy, quả sung rất nguy hiểm với người đau dạ dày.

  • Quả sung có tính ấm, có thể gây kích ứng dạ dày, khiến các triệu chứng đau dạ dày ngày một nghiêm trọng hơn.
  • Chất xơ có trong sung là rất lớn. Nhưng với người đau dạ dày, ăn quá nhiều sung có thể khiến cơ thể mất nước, dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày. Nguy hiểm hơn gây hiện tượng xuất huyết trực tràng
  • Ngoài ra, trong sung có chứa rất nhiều Axit Oxalic, đây là một loại axit có thể dễ kết hợp cùng với Canxi trong cơ thể để tạo thành sỏi thận. Với người đau dạ dày, khả năng tiêu hóa thức ăn bị suy giảm. Do đo, ăn nhiều quả sung có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận

Do đó, người đau dạ dày thì không nên ăn quả sung. Nếu ăn, hãy ăn với một lượng nhỏ, khoảng 2 – 3 trái sung/ngày mà thôi.

Ngoài ra, một số thực phẩm khác mà người đau dạ dày không nên ăn hoặc hạn chế ăn như:

  • Các thực phẩm có tính cay nóng như ớt, hạt tiêu,…
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu, đồ chiên rán, đồ nướng,…
  • Các thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như bia rượu, cà phê,…

Người bị dị ứng

Danh sách quả sung kỵ với gì cuối cùng mà bạn không nên bỏ quên đó chính là những người có tiền sử dị ứng. Nguyên nhân là vì:

  • Trong sung có chứa một lượng protein có thể gây phản ứng dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm.
  • Các triệu chứng dị ứng sau khi ăn quả sung có thể xuất hiện trong vài phút hoặc vài giờ như: ngứa miệng, họng, mũi, hắt hơi sổ mũi, khó thở, buồn nôn, nôn ói, đau bụng

Ngoài ra, một số trường hợp dị ứng nguy hiểm hơn sau khi ăn sung có thể gặp như sốc phản vệ.

qua-sung-ky-gi
Quả sung kỵ người dị ứng

Đừng bỏ lỡ: Măng tây kỵ gì? Lưu ý khi dùng kẻo “chết người như chơi”?

Tạm kết

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi quả sung kỵ với gìMăng Tây mình đã chia sẻ chi tiết tới quý bạn đọc. Đặc biệt, bài chia sẻ này, chị em nội trợ cần phải đọc để biết cách sử dụng sung đúng cách nhằm giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng cho bản thân mình và người thân xung quanh.

Hy vọng rằng, thông qua bài chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong việc sử dụng sung đúng cách, tránh những rủi do nguy hại tới sức khỏe của mình.

Cảm ơn bạn đã bớt chút thời gian đón đọc bài chia sẻ này của chúng mình. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ ở kỳ sau nha!

Website: https://mangtay.net/

Hotline: 1900 986865

Để mua hạt giống măng tây xanh Dũng Hà, bà con có thể đặt mua trực tiếp qua địa chỉ:

  • Số 11 Kim Đồng – đường Giáp Bát – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội
  • A10 – ngõ 100 – đường Trung Kính – phường Yên Hòa – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội
  • Số 02/B Khu phố 3 – đường Trung Mỹ Tây 13 – quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h30 tất cả các ngày trong tuần.

Đừng bỏ lỡ: Tỏi kỵ gì? Những thực phẩm hợp – “xung khắc” khi kết hợp với tỏi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *