Cây măng tây nếu được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, được quan tâm một cách kỹ lưỡng thì cây sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh và đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên Việt Nam nằm trong khu vực thời tiết nhiệt đới nên măng tây vẫn có khả năng bị nhiễm sâu bệnh hại, đặc biệt là vào mùa mưa, măng tây thường hay bị mắc các bệnh nấm và một số bệnh hại khác có thể làm giảm sự phát triển của các chồi mầm non.
Trong quá trình chăm sóc việc tưới tiêu không tốt có thể gây ngập úng, các loại mầm bệnh, sâu hại ảnh hưởng tới rễ cây, mầm cây phát triền không tốt, hoặc không thể phát triển được, làm ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm và hiêu quả kinh tế không cao.
Sau đây mangtay.net sẽ chia sẻ với mọi người những loại bệnh hại mà thường hay xuất hiện ở giống cây măng tây, cách phòng và chữa các bệnh hại hiệu quả.
Các loại sâu bệnh hại thường gặp trên giống cây măng tây
- Sâu khoang, sâu xanh: Sử dụng Actamec, Nimbecidine, Vertimec, Abamix, Biocin,…
- Bọ trĩ, rầy mềm: Sử dụng Sagomycine, Regent hoặc Confidor, …
- Trùn đất, dế trũi, sâu đất, rệp sáp hại rễ: Sử dụng nước rửa chén pha loãng hoặc sử dụng thuốc diệt rầy
Các loại nấm bệnh thường xuyên xuất hiện trên cây măng tây:
- Bệnh gỉ sắt, khô thân khô cành:
– Triệu chứng: Bị đốm thân và cành măng tây.
– Điều trị: Sử dụng thuốc có thành phần của Mancozeb + Metalaxyl, Propineb + Kasugamycin, Carbendazim + Zineb, Fosetyl Aluminium + Sunfur. - Bệnh thán thư:
– Triệu chứng: thân măng có những đốm vàng hoặc nâu.
– Điều trị: Sử dụng thuốc có thành phần của Difenoconazole, Propiconazole, Azoxystrobin, Tebuconazole. - Bệnh thối nhũn do vi khuẩn:
-Triệu chứng : Bị thối nhũn phần mầm của măng
– Điều trị: Sử dụng kết hợp 2 loại thuốc có thành phần của Oxychloride + Streptomycin hoặc Fthalide + Kasugamycin. Cần thường xuyên dùng vôi bột để khử trùng, bón phân đạm cho cây để cây phát triển khỏe mạnh hơn. - Bệnh nứt thân:
– Triệu chứng: Nhiều vết rạn nứt dài trên thân của măng.
– Điều trị: Sử dụng thuốc có thành phần của Propiconazole, Difenoconazole, Hexaconazole.
Lưu ý: Cách phun thuốc
– Mỗi loại thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau, do vậy bạn cần đọc kỹ hướng dẫ sử dụng trước khi dùng.
– Phun theo nguyên tắc : đúng lúc, đúng thuốc, đúng
cách đúng liều lượng.
– Hạn chế việc làm dụng thuốc trừ sâu và phun quá nhiều, vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của măng tây.
– Không thu hoạch khi mới phun thuốc trừ sâu.
Xem thêm về kỹ thuật trồng măng tây tại đây
Pingback: Phương Pháp Phòng Tránh Và Chữa Trị Bệnh Nấm Trên Măng Tây Sau Bão » Măng Tây
Pingback: Phương Pháp Phòng Tránh Và Chữa Trị Bệnh Nấm Trên Măng Tây Sau Bão » Măng Tây
http://www.google.co.th/url?q=https://nongsandungha.com
http://www.google.com.my/url?q=https://trangvangnongnghiep.net/