Trong sự phát triển mạnh mẽ của xanh tại miền Bắc trong thời gian qua đã khiến không ít các bà con mong muốn làm giàu từ măng tây. Nhưng những rào cản về kỹ thuật đã khiến cho bà con đặt ra vô vàn câu hỏi. Trồng măng tây khó hay dễ? Kỹ thuật trồng măng tây có khó không? Tổng chi phí đầu tư là bao nhiêu ? Các điều kiện trồng măng tây như nào ?
Lịch sử phát triển của cây măng tây.
Năm 2008, trung tâm Khuyến Nông – Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TP. HCM đã tổng kết sơ bộ về hiệu quả kinh tế của 4 Ha măng tây trồng tại Củ Chi, một vùng đất nghèo dinh dưỡng nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con. Bình quân 1 Ha cho 300 – 400 triệu/năm. Kể từ đây, TP HCM đã đề xuất trồng thêm 50 – 100 Ha.
Lịch sử hình thành và phát triển cây măng tây tại Việt Nam
Tại sao bà con ở Củ Chi lại cho ra hiệu quả kinh tế như vậy? Trồng măng tây khó hay dễ?
Song song với thành công của bà con Củ Chi là những thất bại nhỏ lẻ khác mà báo đài không nhắc đến. Vì măng tây nó có đặc tính khác với các cây truyền thống khác. Nó được du nhập từ phương trời Âu – Mỹ về Việt Nam. Kỹ sư Lê Hồng Triều là người đã có thời gian thực tế làm việc với cây măng tây tại nước ngoài đã chia sẻ:
- Chăm sóc măng tây đòi hỏi sự kỹ lưỡng
- Nếu không chuyên tâm chí thú với việc nhà nông thì không nên làm.
- Phải chịu được cường độ lao động cao.
- Tuân thủ đúng kỹ thuật trồng măng tây.
Cây măng tây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhưng bà con cần phải chú tâm trong việc chăm sóc và phòng trừ sâu, nấm bệnh trong suốt quá trình trồng măng tây. Như vậy măng tây cũng là loại cây không dễ trồng, bà con nên cân nhắc kỹ trước khi làm.
Thời tiết trồng măng tây xanh tại miền Bắc có khó khăn gì không?
Như chúng ta đã biết, khí hậu miền Bắc nước ta tương đối khắc nghiệt. Có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Với bất kỳ loại giống măng tây nào cũng không thể chịu được toàn bộ 4 mùa nên tại miền Bắc phải chấp nhận một mùa không thu hoạch để nghỉ dưỡng cây.
Đặc tính của 4 mùa tại miền Bắc cũng khá phức tạp. Mùa đông, lạnh dưới 15 độ, cây măng tây trong trạng thái ngủ đông, mùa xuân là mùa thích hợp nhất cho măng tây phát triển. Vào mùa hè nắng quá 39 độ măng sẽ cong héo. Tiếp đó là mùa thu, mưa nhiều chứa nhiều axit khiến cho nấm bệnh phát triển mạnh. Với 4 mùa, mỗi mùa đều có những khó khăn nhất định, bà con cần có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt để khắc phục những tình trạng trên.
Tuy nhiên, nếu bà con tìm hiểu, học hỏi nắm rõ được những cách khắc phục trong mỗi mùa thì cũng sẽ yên tâm chăm sóc vườn măng tốt hơn, giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Trên thực tế, Dũng Hà đã giúp cho nhiều bà con trồng thành công măng tây tại miền Bắc với các khu vực như: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ, Hải Phòng,… và rất nhiều tỉnh thành khác.
Tuy rằng khí hậu miền Bắc không có nhiều thuận lợi như khu vực miền Nam nhưng với sự nghiên cứu kỹ lưỡng và chăm sóc tốt bà con vẫn hoàn toàn có thể phát triển trồng được cây măng tây cho năng suất cao.
Bà con tìm hiểu thêm các thông tin về măng tây xanh tại miền Bắc vui lòng ghé thăm website: http://mangtay.net
http://www.google.com.ec/url?q=https://nongsandungha.com
http://www.google.com.eg/url?q=https://nongsandungha.com
http://www.google.com.sv/url?q=https://trangvangnongnghiep.net/