Là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào trồng và tiêu thụ măng tây tại Hà Nội nói riêng và trong cả nước nói chung, Măng Tây Xanh Dũng Hà hiểu rõ về hiệu quả kinh tế cũng như công dụng ưu việt của loại cây mới này. Măng tây là loại cây khá dễ tính trong sản xuất. Hạt giống sau khi ươm trong bầu khoảng 3 tháng là có thể mang ra trồng.
Sau 6 tháng trồng có thể thu hoạch, cây măng tây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân tuy nhiên cây măng tây rất dễ bị nhiễm những loại nấm bệnh hại thân, rễ như nấm Fusarium, Phytophthora, Pythium, Erwinia Carotovora, Sclerotinia Sclerotiorum, Meloidogyne Incognita……và một số loại virus như virus Asparagus Virus – AV1, AV2, AV3. AV4; Tobaco Streak Virus – TSV…. làm cho cây và chồi măng non phát triển kém, kiệt sức dần và chết hàng loạt nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Hôm nay Măng Tây Xanh Dũng Hà sẽ hướng dẫn bà con nông dân sử dụng một loại thuốc trừ bệnh phổ rộng dễ sử dụng, hiệu quả mà lại cực tiết kiệm.
Giới thiệu sơ lược về Booc Đô:
Đã từ rất lâu, dung dịch Boóc-đô được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp để phòng trừ các bệnh có nguồn gốc từ nấm và vi khuẩn. Dung dịch này được pha chế từ Sunphat đồng và vôi, cơ chế phòng trừ của dung dịch Boóc-đô là các ion đồng được phóng thích trong dung dịch sẽ xâm nhập vào tế bào nấm và bào tử bệnh, làm đông cứng chất nguyên sinh, nên nấm và bào tử sẽ chết.
Hiệu quả của Boóc-đô đã được bà con nông dân kiểm chứng từ lâu nhưng không phải ai cũng biết cách pha dung dịch Boóc-đô như thế nào cho đúng và phù hợp nhất và không làm hại cây trồng.
Sulfat đồng (CuSO4.5H2O) mà bà con nông dân thường gọi phèn xanh có tính acid (chua) nên khi sử dụng riêng để phòng trừ bệnh hay bổ sung đồng cho cây trồng thường dễ gây hại làm cháy lá, hại cho hoa. Vì vậy không nên dùng riêng Sulfat đồng để phun mà phải pha với vôi thành thuốc có tên gọi là bordeaux (Boóc-đô).
Trong đó dung dịch Boóc-đô (Bordaux) 1% là loại thuốc trừ bệnh phổ rộng, diệt được nhiều loại bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra như bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt hại lá cà phê hay bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu và các bệnh lở loét, thối thân, xì mủ trên các cây ăn quả cũng như cây công nghiệp; bệnh mốc sương Phythophthora infestans trên cà chua, khoai tây; bệnh ghẻ trên táo; Plasmophora viticola trên nho.
Để thuốc có tác dụng tốt, phải kiểm tra bệnh thường xuyên, khi thấy bệnh chớm phát sinh thì phải phun thuốc kịp thời. Nếu để trừ bệnh thì phun 7-10 ngày 1 lần, nếu để phòng bệnh thì phun 1 tháng 1 lần. Boóc-đô là thuốc trừ bệnh dạng tiếp xúc, khi phun thuốc phải bám đều lên lá, trên cành và thân thì mới hiệu quả.
Cách pha dung dịch Bóoc-đô 1% (1: 1: 100):
– 1 kg Sunphát đồng (có màu xanh da trời) pha trong 80 lít nước.
– 1 kg vôi bột pha trong 20 lít nước sau đó đổ nước đồng loãng vào nước vôi đặc, vừa đổ vừa khuấy (không được đổ ngược nước vôi vào đồng).
Thử chất lượng dung dịch Bóoc-đô bằng cách dùng một que sắt mài sáng nhúng vào dung dịch đã pha khoảng 3 phút. Nếu đầu que sắt bị rỉ vàng thì phải thêm nước vôi vào từ từ đến khi que sắt không đổi màu. Dung dịch Bóoc-đô 1% chỉ pha đủ dùng trong ngày. Không pha dung dịch trong thùng chứa bằng nhôm hoặc sắt.
Dung dịch Boóc-đô tương đối ít độc với người và gia súc, gia cầm nhưng rất độc với cá (nên không phun xuống ruộng có nuôi cá kết hợp, không rửa bình xịt hay đổ thuốc dưới ao hồ).
Lưu ý:
- Cần dự trù lượng thuốc sử dụng vừa đủ trong ngày. Không nên pha chế quá nhiều, để qua ngày sau thuốc sẽ mất phẩm chất. Tốt nhất là dùng đến đâu pha thuốc đến đó.
- Không phun thuốc vào lúc trời mưa, nhiều sương, ẩm ướt, trời nắng gắt hoặc lúc cây đang ra hoa. Tốt nhất là phun vào buổi sáng và chiều khi trời đã dịu nắng.
Trên đây là những thông tin cho bà con tham khảo về 1 số phương pháp phòng trừ bệnh cho măng tây vừa tiết kiệm và hiệu quả. Mọi thông tin về kỹ thuật trồng măng tây bà con vui lòng liên hệ 0984399922 để được chuyên gia kỹ thuật của chúng tôi hỗ trợ.
http://www.google.co.tz/url?q=https://nongsandungha.com
http://www.google.com.nf/url?q=https://trangvangnongnghiep.net/