Sâu bệnh, nấm bệnh cây măng tây và các cách ngăn chặn, phòng trừ

Sâu bệnh, nấm bệnh cây măng tây và các cách ngăn chặn, phòng trừ

Măng tây là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, quá trình canh tác măng tây thường gặp phải nhiều thách thức từ sâu bệnh và nấm bệnh. Việc phòng trừ và ngăn chặn kịp thời các loại nấm bệnh cây măng tây và sâu bệnh hại là yếu tố quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng của vụ mùa. Cùng Măng tây Dũng Hà tìm hiểu các cách phòng bệnh cho măng tây nhé!

Tác hại của sâu bệnh, nấm bệnh cây măng tây

Cây Măng tây khi được trồng ở vùng đất cao ráo, tiêu thoát nước tốt. Có nhà lưới trắng trong, mắt nhuyễn, chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ rất hạn chế hoặc không bao giờ bị sâu bọ, côn trùng làm hại.

Tuy nhiên, vào mùa mưa một số bệnh hại khác khiến cho các chồi măng non phát triển chậm. Ngoài ra, nếu tiêu thoát nước chậm, khiến rễ  bị ngập úng. Sâu bọ côn trùng cắn hại bộ rễ, chồi măng sẽ biến thành hình thù cong vẹo mất giá trị thương phẩm, không thể thu hoạch được. Làm cho sản lượng và chất lượng măng bao giờ cũng thua xa mùa nắng.

goc-mang-tay-bi-benh
Gốc măng tây bị bệnh

Các loại thuốc trừ sâu hại cho măng tây

Ở nước ngoài, đối với các loại sâu bọ, côn trùng làm hại cây măng sau đây: Armyworms, Asparagus Beetles (bọ Măng tây), Cutworms (sâu ngài đêm), European Asparagus Aphid (rệp vừng Măng tây châu Âu), Garden Symphylan, Thrips,… Người ta chỉ cần sử dụng Permithrin 38% là có thể tiêu diệt chúng dễ dàng.

Ở Việt Nam, đối với các loại sâu đất, sâu khoang, sâu xanh, côn trùng cắn hại cây măng, có thể dùng các loại chế phẩm Chlorban 50, Tungrin – 50 EC, Vertimec, Biocin, Actamec, Abamix,…

Đối với loài bọ trĩ, rầy mềm,… có thể sử dụng Sagomycine, Confidor, Regent,…

Đối với dế nhũi, rệp sáp,…Ảnh hưởng xấu rễ có thể dùng các loại thuốc diệt rầy (trong nhân dân cũng có kinh nghiệm dùng dung dịch nước rửa chén pha loãng để diệt trừ rầy sáp).

thuoc-tru-sau-benh
Thuốc trừ sâu bệnh

Các loại nấm bệnh hại

Cây Măng tây được trồng trên đất sản xuất hay thấy có bệnh thán thư, bệnh Crown and Spear Rot (bệnh thối gốc rễ và chồi măng), bệnh khô cây, bệnh Purple Spot (bệnh đốm thân cành), bệnh sương mai, bệnh Rust (bệnh gỉ), một số bệnh do tuyến trùng và Virus làm hại măng tây gây ra.

Đối với nấm bệnh măng tây Puccinia Asparagi khiến cành sọc thân bị khô. Nấm bệnh Cercospora Asparagi gây hại,. Nấm Fusarium Wilt, Fusarium Moniliforme và Fusarium Oxysporumhại rễ làm thối gốc chết cây. Có thể dùng thay đổi các loại chế phẩm: Coc 85, Triscophos, Mancozeb, Ridomil, Validan, Carban, Carbenzim, Curzate, Daconil,… phun trong giai đoạn nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế, tạm ngưng thu hoạch măng, hoặc phối hợp cẩn thận phun vào khi làm cỏ, bón phân.

Đối với nấm Fusarium làm hại rễ có thể dùng Wofatox, Dipterex nồng độ 0,1%. Đối với các loại bệnh do vi khuẩn gây ra có thể dùng Kasai, Kasumin,… để tiêu diệt.

nam-benh-mang-tay
Cây bị nấm bệnh phomosis trên măng tây

Cách phòng ngừa sâu, bệnh hại cho cây măng tây

Để phòng ngừa tốt các loại bệnh hại cây măng tây, cần tiến hành đồng thời các giải pháp như sau:

  • Lựa chọn cây giống măng tây F1 không có bệnh, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ được kiểm tra rõ ràng, chính xác.
  • Làm đất thật kỹ, dùng đầy đủ các loại thuốc diệt tuyến trùng như Sincosin, và các chế phẩm có gốc đồng, Sincosin, Antracol, Tilt Super, Chitosan,… để ngăn ngừa nấm, bệnh hại cây.
  • Khi măng phát điển được 30-50 cm đủ để tiêu thoát nước dễ dàng trong trường hợp trời mưa lớn, hoặc gặp triều cường.
  • Dùng nhiều phân hữu cơ, phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoặc có xử lý chế phẩm Trichoderma chứa nấm vi sinh đối kháng khử tuyến trùng gây hại.

Chú ý:

Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, cần phải nghiên cứu cẩn thận hướng dẫn, bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng”. Hơn hết phải bảo đảm thời gian cách ly ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch đúng như quy định của từng loại thuốc bảo vệ thực vật.

Nếu cây bị bệnh nặng, cần phải tạm dừng thu hoạch,thực hiện cắt bỏ toàn bộ. Tiến hành xử lý thuốc trị bệnh, bón phân tái tạo lại cây mới hy vọng có khả năng khiến cho bệnh được khắc phục.

Kết luận

Phòng trừ sâu bệnh và nấm bệnh cây măng tây là công việc quan trọng trong quá trình canh tác. Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và khoa học, người trồng măng tây có thể bảo vệ cây trồng, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Măng tây Dũng Hà hy vọng bạn sẽ có một vườn măng tây tươi tốt và khỏe mạnh!

—————————————

Website: https://mangtay.net/

Hotline: 1900986865

Để mua hạt giống măng tây xanh Dũng Hà, bà con có thể đặt mua trực tiếp qua địa chỉ:

  • Số 11 Kim Đồng – đường Giáp Bát – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội
  • A10 – ngõ 100 – đường Trung Kính – phường Yên Hòa – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội
  • Số 02/B Khu phố 3 – đường Trung Mỹ Tây 13 – quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h30 tất cả các ngày trong tuần.

> Xem thêm: Lưu ý trồng măng tây xanh cho người mới tìm hiểu mới nhất 2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *