Măng tây xanh - Quá trình hình thành và phát triển tại Việt Nam

Măng tây xanh – Quá trình hình thành và phát triển tại Việt Nam

Vài năm gần đây, măng tây xanh đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam thông qua các kênh truyền thông truyền hình và các trang facebook. Và giờ đây, mọi người đã biết sử dụng măng tây cho các bữa ăn cho gia đình, tiệc hay cho việc kinh doanh.

Là đơn vị cung cấp măng tây xanh cho các hệ thống siêu thị lớn, nhà hàng, khách sạn trên toàn quốc; chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ về sản phẩm này trong suốt gần 10 năm hoạt động về lĩnh vực măng tây. Hôm nay, Công Ty TNHH Dũng Hà sẽ cung cấp tất cả thông tin về măng tây xanh: nguồn gốc/lịch sử hình thành và phát triển, cách chế biến, công thức nấu ăn, và những điều mới lạ khác về măng tây.

 

Miêu tả / Hương vị:

Măng tây xanh có thân dài búp tròn, trên thị trường thường thương mại thành phẩm có đường kính từ 4mm trở lên, dài không quá 25-27cm tùy từng độ dài ngắn, gốc trắng già; măng tây xanh được ứng dụng vào rất nhiều trong cuộc sống, từ đối tượng trẻ sơ sinh cho đến người già ốm yếu, đều có thể chế biến thành những món ăn vô cùng bổ dưỡng. Măng tây được sơ chế thành những thành phẩm như trà măng tây, bột măng tây,… Măng tây rất mềm ở phía ngọn và cứng dần lên về phía cuống. Chúng ta phải thường sơ chế 1 chút ở dưới gốc để có thể dễ ngấm gia vị hơn. Mùi vị của măng tây xanh chuẩn rất đặc trưng, vẫn hương vị nhẹ nhàng và ngọt ngào.

Măng tây thường có vào quanh năm tại các khu vực phía trung đổ vào nam bộ vì khí hậu 2 mùa sẽ giúp măng tây phát triển tốt hơn, nhưng mùa cao điểm là mùa xuân trên toàn quốc.

Măng tây có nhiều loại: trong đó nổi trội nhất là măng tây xanh, trắng, tím. Măng tây tím có nhiều dinh dưỡng hơn so với các loại măng khác, nhưng chúng khó trồng hơn, năng suất kém hơn, giá thành cao hơn. Điều kiện trồng măng tây để đảm bảo lâu dài và năng suất thì người ta thường đưa chúng trồng trong nhà màng với những điều kiện tưới hiện đại nhất

Giá trị dinh dưỡng

Măng tây có chứa chất glutathione nhiều hơn bất kỳ trái cây hoặc rau nào khác. Chất chống oxy hóa này đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh ung thư và các bệnh nhất định, sự trao đổi chất dinh dưỡng và điều tiết tổng hợp DNA và protein. Măng tây được ví như là vua của các loại rau, có thể phù hợp cho mọi nứa tuổi.

Chế biến:

Măng tây xanh có thể ứng dụng cho rất nhiều món ăn ngon. Ngọn măng tây nên ăn phần mềm thường dùng để chế biến những món âu. Phần gần gốc có thể tước vỏ ngoài đi và chế biến thành các món xào ngon tuyệt cú mèo nhất là măng tây xanh xào thịt bò, nếu quá già thì cắt bỏ đi. Măng tây có thể xào, hấp, luộc, nướng và chiên. Các thực phẩm khác như nấm rơm, ngô bao tử, tỏi tây, rau diếp,… phù hợp để chế biến cùng. Các thành phần nguyên liệu khác mà các nước phương tây thường làm cho thực khách từ khách sạn 3 sao trở lên.

Thông tin văn hóa:

Măng tây xanh có nguồn gốc từ châu phi, cây thân thảo lá kim nên chịu hạn rất tốt, chính vì vậy, qua nhiều thời gian được người dân đem về các nước có nền văn hóa cao hơn, ví dụ như người Ai Cập, về đây măng tây đã được trồng và ăn như một cây thuốc ở Ai Cập trong hơn 2.000 năm tồn tại và phát triển sang các nước phương tây, rồi châu mỹ,…. Măng tây sẽ được sử dụng trong các nghi lễ để dâng lên các vị thần của họ.

Địa lý / Lịch sử:

Măng tây xanh có nguồn gốc ở châu phi, sau đó được những người châu âu đưa về rồi phát triển rộng rãi sang các châu lục khác. tại Việt Nam, măng tây có mặt từ những năm 90 của thế kỉ 20, nhưng chủ yếu chỉ làm cành lá hoa cắm cảnh. Sau này, măng tây được phổ biến rộng rãi hơn, mọi người đã biết sử dụng  mầm măng tây để chế biến món ăn. Như nó đã được tìm thấy trong lịch sử phát triển ở các vùng biển, nó thích đất cát. Bất lợi của canh tác măng tây là hầu hết các loại rau quả khác không phát triển mạnh trong đất cát. Đó là lý do tại sao ở Việt Nam có những vùng đang là thủ phủ của măng tây vì nó thích hợp với những vùng đất đầy nắng và gió, đất cát pha, đất phù sa,…

Đến nay, măng tây xanh đã được canh tác ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Vốn là một rau có giá trị dinh dưỡng cao nhưng giá thành cũng không thấp nên hầu hết sản phẩm được cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn và dần dần được phổ biến đến tay người tiêu dùng Việt Nam.

Tác giả: Nguyễn Đức Hà chịu trách nhiệm biên soạn và chỉnh sửa

 

 

 

One thought on “Măng tây xanh – Quá trình hình thành và phát triển tại Việt Nam

  1. Pingback: Giảm cân nhanh, hiệu quả, an toàn với măng tây xanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *