Mục lục
- 1 1. Tình hình măng tây phát triển trên thế giới
- 2 2. Khảo sát tính phù hợp và đặc tính của các loại giống trên thế giới – Việt Nam
- 3 3. Kỹ thuật trồng măng tây bằng hạt:
- 4 4. Các bước chuẩn bị khi đưa cây từ vườn ươm ra trồng ngoài đất:
- 4.1 4.1. lựa chọn đất như nào phù hợp
- 4.2 4.2 Chuẩn bị đất (đồng thời trong quá trình ươm hạt):
- 4.3 4.3. Xử lý đất trước khi trồng
- 4.4 Sau khi đã cải tạo xong tầng đất canh tác như lớp giá thể dày 30 – 50 cm nêu trên ta làm như sau:
- 4.5 4.4. Giai đoạn đưa xử lý cây giống xuống đất
- 4.6 4.5. Những vấn đề lưu ý khi đầu tư trồng măng tây
- 5 5. Chăm Sóc Và Thu hoạch măng:
- 5.1 – Tác dụng của việc kiểm soát được độ pH của đất và nước:
- 5.2 5.1. Các giai đoạn chăm sóc cây măng tây (áp dụng cho khu vực 2 mùa như trung/nam bộ)
- 5.2.1 Giai đoạn 1: khi trồng bắt đầu vào mùa khô
- 5.2.2 Giai đoạn 2:
- 5.2.3 Giai đoạn 3:
- 5.2.4 Vun đất cao 3 – 5 cm đậy gốc cây Măng, giữ mặt liếp đất trồng cao 20 – 30 cm so với mặt đất tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo ra năng lượng tổng hợp nuôi dưỡng cây.
- 5.2.5 Giai đoạn 6:
- 5.2.6 Giai đoạn 7:
- 5.2.7 Giai đoạn 8:
- 5.2.8 Giai đoạn 9:
- 5.2.9 Giai đoạn 10:
- 5.2.10 Giai đoạn 11:
- 5.2.11 Giai đoạn 12:
- 5.2.12 Giai đoạn 13:
- 5.2.13 Giai đoạn 14:
- 5.3 5.2 Thu hoạch măng tây xanh:
- 5.4 5.3. Tiêu chuẩn phân loại măng tây
- 5.5 5.4. Một số sản phẩm được chế biến từ măng tây
- 6 6. Cách xử lý vườn măng tây khi bị các loại sâu bệnh hại.
- 7 7. Kết luận
Trước những khó khăn trồng măng tây tại Việt Nam, trong đợt tháng 9 vừa qua Dũng Hà cùng các chuyên gia măng tây bên Mỹ đã qua khảo sát thổ nhưỡng, khí hậu và tính sinh trưởng của các loại giống măng tây phát triển tại Việt Nam. Trong đó có các dòng chính của Walker (Mỹ), Johny SEEDS (Mỹ), BEJO (Hà Lan), Limgroup (Hà Lan) và 1 số dòng UC800 của Đài Loan, Thái Lan, Nhật,… Xem đánh giá ưu nhược điểm của các loại giống tại đây
Sau 1 tuần thăm quan tại Việt Nam, các chuyên gia Mỹ đã gửi bộ tài liệu để chúng ta có thể tham khảo thêm nhằm phục vụ cho việc sản xuất măng tây tại Việt Nam! Tài liệu kỹ thuật trồng măng tây này là toàn bộ kiến thức thực tiễn tại Việt Nam. Mọi người cùng tham khảo để vận dụng chứ không áp dụng.
1. Tình hình măng tây phát triển trên thế giới
Chúng ta cùng nhìn nhận những tốc độ tăng trưởng của măng tây trên thế giới, từ đây chúng ta có thể thấy mức tiêu thụ của măng tây lớn như nào!
Trung quốc vẫn là quốc gia có số diện tích trồng măng tây lớn nhất thế giới với 93.000 ha, họ chủ yếu sản xuất măng xanh, trong khi đó Đức đang đứng thứ 3 với số diện tích nhưng họ chủ yếu sản xuất măng trắng. Thị trường của Đức chủ yếu là châu âu.
Xếp hạng về diện tích trồng măng tây tại khu vực đông á và đông nam á
Những số liệu cho thấy rằng, Việt Nam vẫn là nước trồng măng tây với diện tích khiêm tốn so với các nước bạn.
2. Khảo sát tính phù hợp và đặc tính của các loại giống trên thế giới – Việt Nam
Thông số kỹ thuật cơ bản của các loại giống Mỹ đang thương mại tại Việt Nam
Khảo sát đặc tính vùng miền của măng tây tại Việt Nam
Măng Tây: tên khoa học là Asparagus – thuộc dạng cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo.
Có 3 loại là: măng tây tím, măng tây trắng và măng tây xanh, phát triển được trong điều kiện nhiệt độ 10 – 400C. Tốt nhất là 23-290C với ban ngày và 15-210C với ban đêm (như vậy mùa xuân ngoài bắc sẽ vào dải nhiệt độ này và cũng tùy loại giống sẽ có biên độ khác nhau nhưng đây là thông số chung)
Măng tây có khả năng chịu được rét, nhưng dưới 10 độ C chúng ngừng sinh trưởng và trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi.
Mùa vụ trồng măng tây tại các khu vực Việt Nam
Tại miền bắc:
Khâu chuẩn bị của chúng ta cũng phải hết sức kỹ càng, kể cả thời vụ gieo hạt cũng cần phải nghiên cứu kỹ. Tại Việt Nam, môi vùng sẽ có khí hậu khác nhau nên thời vụ gieo trồng cũng khác nhau. Miền bắc, khoảng thời gian thích hợp nhất cho trồng măng tây là tháng 8-10 âm lịch (giai đoạn này sau mùa mưa, trồng khoảng 5-6 tháng là chúng ta có thể thu bói, thời gian quay vòng vốn sớm) và tháng 2-5 âm lịch (giai đoạn này sẽ quay vòng vốn muộn hơn khi vướng vào mùa mưa và mùa đông). Như vậy, để trồng vào thời điểm này, chúng ta đã phải ươm hạt từ tháng 4-5-6 âm lịch để 3-4 tháng sau đó là có cây giống để trồng. Khi ươm hạt giống vào giai đoạn này thường tỉ lệ thất thoát sẽ rất cao vì đúng giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm và mưa bão liên miên. Chính vì vậy, chúng ta phải xây dựng được hệ thống ươm che chắn kỹ càng (tham khảo thêm tại hình bên dưới).
Tại miền nam:
Với khi hậu 2 mùa của miền nam, khoảng thời gian trồng cây là tránh giai đoạn nắng cao điểm và mưa triền miên dài ngày. Kỳ lạ thay, Dũng Hà thấy rằng thời điểm nắng nóng mưa nhiều của khu trung bộ và nam bộ sẽ khác nhau, không phải đồng bộ cùng một thời điểm. Chính vì vậy, bản thân các bác muốn trồng măng tây phải dựa vào kinh nghiệm thực tiễn sống tại địa phương để lựa chọn ra những thời điểm thích hợp trồng măng tây. Các bác luôn phải chuẩn bị cây giống trước 3 tháng để kịp thời gian làm đất và ươm hạt giống.
3. Kỹ thuật trồng măng tây bằng hạt:
3.1. kỹ thuật ươm hạt giống:
- Bước 1: Trước hết, chọn hạt giống có nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với khí hậu thổ những của khu vực, rồi tiến hành cân chia đều 1 kg = 1.000 grs hạt giống Măng tây ra thành:
- 20 phần 50 grs = # 2.000-2.200 hạt = trồng được 1 sào Nam bộ = 1.000 m2;
2. hoặc 60 phần 16,5 grs = # 700-800 hạt = trồng được 1 sào Bắc bộ = 360 m2.
- Bước 2: Đem số lượng hạt giống cần ủ (ví dụ: 1 sào Bắc bộ = 16,5 grs = ~ 750 hạt; hoặc 1 sào Nam bộ = 50 grs = ~ 2.000 hạt) ra phơi nắng buổi sáng khoảng 2 tiếng đồng hồ từ 9 đến 11 giờ để hạt giống đạt độ háo nước nhiều nhất và cho tỉ lệ nảy mầm cao nhất.
- Bước 3: Cho hạt giống vào ngâm nước sạch với tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong 12h, sau đó vớt hạt ra và ngâm vào dung dịch clogiaven 1% trong 30 phút. Đồng thời dùng 1 cái dây bằng inox mắc nhuyễn ~ 0,5 mm để chà rửa thật sạch hạt giống (có thể chà rửa hạt giống trực tiếp dưới một vòi nước hoặc thay 3 – 5 lần nước sạch chứa và rửa trong 1 cái chậu/bát/tô lớn vừa đủ dùng).
- Bước 4: Cho hạt giống đã rửa sạch vào một cái bát hoặc một cái hộp nhựa đường kính ~ 10cm (hộp nhựa thường dùng đựng cơm, cháo). Dùng 100% nước lạnh sạch (hoặc nước ấm như nước trà 2 sôi 3 lạnh ~ 300C) để ngâm hạt giống thêm 12h nữa rồi cho hạt ra thở 10-15 phút. Rồi lại ngâm tiếp 12h nữa cho đến khi thấy hạt giống ngậm nước trương nở to hơn bình thường. Vỏ hạt đã mềm (đôi khi cũng có hạt đã nảy nanh mầm trắng) thì lấy hạt giống ra. Vớt bỏ những hạt lép hoặc bị nấm mốc nổi trên mặt nước rồi đem hạt giống ra chà rửa nhiều lần cho thật sạch mùi chua, nước nhớt để chống nấm mốc làm thối hỏng hạt giống.
Trong thời gian ngâm hạt giống 1.5 – 2 ngày, cứ 12h là phải tiến hành rửa hạt giống và thay nước mới, đây cũng là lúc để hạt giống có thời gian trao đổi dưỡng khí (thở) để kích thích tỉ lệ nảy mầm cao (hạt giống ngâm nước lâu cần phải có thời gian lấy ra khỏi nước để thở/hô hấp, không để mầm hạt bị “chết ngộp”).
- Bước 5: Sau 1,5 – 2 ngày ngâm hạt giống, lấy hạt giống ra chà rửa thật sạch rồi ngâm hạt giống khoảng 30 phút vào dung dịch GA3, hoặc WEHG, hoặc AUXIN, hoặc WEVIRO , hoặc NAA, hoặc ATONIK, … pha tỉ lệ theo hướng dẫn với nước để kích thích tỉ lệ nảy mầm, rồi rửa sạch, cho hạt giống vào một cái khăn vải vuông dày ẩm 50% (bên trong có lót một lớp khăn lạnh thường dùng ở quán ăn, đã được xử lý khử trùng qua nước sôi để tránh rễ hạt giống bám dính vào khăn lông) hoặc cũng có thể thay thế bằng 5 – 10 lớp khăn giấy ẩm vuông 30cm, gói kín hạt giống lại, cho vào cái bát hoặc hộp nhựa sạch và khô ráo, đậy kín nắp hộp cho vào nơi tối (có thể úp/chụp hộp hạt giống bằng một miếng vải dày, màu tối hoặc một cái chậu nhựa để ngăn ánh sáng).
- Bước 6: Thời gian ủ hạt giống thường kéo dài từ 3-4 ngày (có thể là 10 ngày) để hạt giống nảy mầm dần dần, nhớ mỗi ngày phải chọn lấy những hạt đã nảy mầm đem ra gieo (có thể gieo trực tiếp ra đất vườn ươm nếu trong nhà màng/kính hoặc gieo qua trung gian vào túi bầu đen khoảng 60 – 90 ngày để lấy cây giống con cấy ra đất vườn ươm), những hạt còn lại tiếp tục chà rửa thật sạch, đồng thời giặt sạch 2 cái khăn ủ ẩm bằng nước sôi, để nguội rồi vắt ráo 50% nước để gói, ủ hạt giống cho ngày kế tiếp.
3.2. Ươm trong bầu măng tây:
Chúng ta phải chuẩn bị đất trước khi ươm 3 ngày. Chúng ta chuẩn bị 3 phần đất 1 phần trấu hun và phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoại mục. 5 – 6kg super lân cho 1m³ giá thể ươm và thêm chế phẩm sinh học trichoderma.
Tất cả được đảo đều và tưới ẩm 65 – 70%. Chúng ta chuẩn bị túi nilon màu đen chuyên cho bầu ươm rộng 9 – 11cm và cao 12 – 15cm.
Tiến hành đóng bầu ươm phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Cho giá thể vào bầu và lắc đều để đảm bảo độ nén của giá thể, bầu ươm không bị nếp nhăn. Giá thể trong bầu ươm cách mép túi bầu ươm 1cm.
- Xếp bầu ươm vào trong nhà lưới theo hàng để thuận tiện cho việc ươm và chăm sóc. Sau đó tiến hành gieo hạt trong bầu ươm chúng ta tiến hành như sau:
- Khi các hạt nứt nanh ta dùng chiếc đũa tạo thành 1 lỗ xâu khoảng 0.5~1cm ở giữa bầu ươm rồi tiến hành bỏ hạt vào lỗ và lấp đất (có thể dùng trực tiếp ngón tay chỏ đục lỗ để ươm, chiều sâu nửa đốt ngón tay).
- Chú ý không nên trồng hạt sâu quá sẽ làm hạt bị thối. Cứ tiếp tục tiến hành như vậy cho đến khi trồng hết hạt vào bầu ươm, cuối cùng chúng ta tiến hành lấp đất và tưới ẩm.
- Ta lên tưới dạng phun mưa để đất không bị nén chặt (chúng ta có thể sử dụng bình xịt thuốc sâu nhưng phải rửa sạch rồi tiến hành tưới phun sương).
3.3. Chăm sóc cây sau khi ươm:
Sau khi ươm bằng bầu hoặc trực tiếp trong vườn ươm ta tiến hành chăm sóc như sau:
- Tiến hành che chắn vườn ươm tránh thời tiết khắc nhiệt, côn trùng, vật nuôi,..
Quá trình chăm sóc khi cây bắt đầu phát triển
Khi ươm 3 ngày cây măng bắt đầu mọc lên khỏi mặt đất ta luôn giữ ẩm cho đất bằng cách tưới vào buổi sáng sớm và chiều tối.
Khi cây mọc được 15 ngày ta tiến hành nhặt cỏ, tiến hành bón thúc ure 1% để kích thích cây phát triển. Cứ sau 15 ngày tiến hành nhặt cỏ và bón thúc cho cây 1 lần.
Sau khi cây mọc 30~35 ngày ta bón phân vi sinh, phun thuốc bón lá cho cây cứng cáp, phun phòng 1 số bệnh nấm, phun tiếp đợt diệt trứng, côn trùng, sâu bọ trước khi đưa ra đất trồng. Đến thời kỳ này cây phát triển có 3~4 nhánh trong bầu ươm ta có thể đem cây trồng ra ngoài đất.
4. Các bước chuẩn bị khi đưa cây từ vườn ươm ra trồng ngoài đất:
4.1. lựa chọn đất như nào phù hợp
Chúng ta nên chọn những mảnh đất có độ thoát nước tốt. Thường là đất thịt nhẹ, đất thịt phát, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất đồi tơi xốp,… Độ Ph ban đầu từ 6.5-7.0. Các chuyên gia khuyên rằng, lượng phân bón trước khi sử dụng cần nắm bắt rõ tỉ lệ khoáng có trong đất là bao nhiêu để bổ sung thêm. Đối với măng tây lượng Lân và kali luôn cao hơn đạm. tỉ lệ 1-1.5-2.5 (N-P-K) trong đất
Đất trồng cây Măng tây cần cải tạo bằng phẳng, có độ dốc nhẹ < 5 – 10% đế dễ dàng tưới thấm qua rãnh và thoát nước tốt. Cần phải trồng cây chắn gió và đào mương thoát nước bao quanh đất trồng để chống giống gió, mưa to hay triều cường. Khi cần phải có máy bơm công suất lớn tháo nước, không để ngập úng chân đất quá 8 giờ sẽ làm mất năng suất Măng sáng ngày hôm sau và những ngày sau đó.
4.2 Chuẩn bị đất (đồng thời trong quá trình ươm hạt):
Do bộ rễ cây Măng tây trải rộng 50 – 70 cm và ăn sâu 30 – 50 cm tràn đầy trong chân đất sau 1-2-3 năm trồng không thể dùng cuốc xẻng can thiệp làm tơi xốp đất được nữa, và do nước ta có 6 tháng mưa, đôi khi kéo dài nhiều ngày khiến đất trồng dễ bị ngậm nước và ngập úng làm mất dưỡng khí, người trồng phải cải tạo đất, thiết lập tầng canh tác tơi xốp như một lớp giá thể dày #20-30cm, lên liếp đất trồng cao khoảng 20- 30 cm, đáy liếp (cũng là đáy của 80% bộ rễ hút dinh dưỡng của cây Măng) phải cao hơn mực nước ngầm khoảng 30 – 50 cm; rãnh thoát nước sâu 20 – 30 cm tuỳ theo độ ăn sâu của rễ; quanh rẫy phải đào mương thoát nước rộng 1 – 2 mét, sâu 1 – 2 mét đề phòng mưa to, triều cường gây ngập úng bất ngờ, có kết hợp trồng cây để chắn giông gió lớn.
Có thế chuẩn bị làm luống/liếp đất trồng cây Măng tây như sau:
[1]. Trước tiên, tiến hành làm cỏ và xử lý thuốc diệt mầm cỏ và cỏ dại, 1 trong những vấn đề rất quan trọng khi trồng măng tây:
Một số phương pháp để xử lý cỏ dại:
Phương pháp 1: Ngâm cỏ dại trong nước vôi, đây là phương pháp xử lý khá triệt để với vườn có nhiều cỏ dại khó trị. Thời gian ngâm kéo dài 7-10 ngày, duy trì mức nước vôi có trong ruộng. Nhược điểm của phương pháp này là khó duy trì lượng nước, các hệ thống vi sinh vật có lợi và có hại đều bị hủy diệt. Chúng ta sẽ mất nhiều chi phí để cải tạo lại hệ thống vi sinh vật bằng phân hữu cơ, phân trùn,…
phương pháp 2: Trong quá trình trồng, chúng ta sử dụng mùn cưa sạch, phân hữu cơ ủ hoai mục, trấu ủ hoai mục, rơm sạch ủ hoai. Phương pháp này hạn chế tối đa lượng cỏ dại. Hạn chế của phương pháp này là nơi trú ngụ của các loại sâu bệnh, trứng sâu ẩn nấp trong những đám mùn cưa, rơm rạ,… Cần kết hợp một sô loại thuốc sinh học/vi sinh để xử lý.
Phương pháp 3: Xử lý cỏ dại bằng nhiệt sẽ làm cỏ dại chết trên bề mặt. Phương pháp này bà con tham khảo vì chi phí đầu tư khá tốn kém.
Phương pháp 4: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: Roundup 480SC, Vibphosate 480DD, Niphosate 480SC, Dream 480SC, Bravo 480SC… Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc diệt cỏ. Nhưng chúng ta luôn sử dụng những hoạt chất trong danh sách lưu hành của bộ nông nghiệp và dùng theo theo tắc 4 đúng. Sau khi dùng thuốc diệt cỏ, chúng ta tiến hành phơi đất khoảng 15-20 ngày. Rồi tiến hành xử lý tuyến trùng, trứng sâu, nâng Ph trong đất
Xử lý tuyến trùng, nấm bệnh, côn trùng, vi sinh vật có hại
Sau khi xử lý cỏ dại, trong các phương pháp các chuyên gia đề xuất, bao gồm sinh học và hóa học. Dũng Hà thấy rằng, phương pháp xử lý tuyến trùng nấm bệnh bằng vôi là tiết kiềm và hiệu quả nhất. Tùy theo tình trạng của bệnh và độ Ph của đất để xử lý. Chúng ta tiến hành rắc vôi lên bề mặt đất rồi tiến hành cày ải 20-30cm, sau đó tưới nước từ từ để vôi ngấm dần. Chúng ta để trong khoảng 7-10 ngày sau rồi tưới nước lần 2. Nhược điểm phương pháp này là toàn bộ sinh vật có lợi có hại đều bị diệt trong quá trình hoạt hóa của vôi
Nâng cao Ph của đất
Trong các hoạt chất để nâng Ph thì vôi vẫn là hiệu quả và tiết kiệm nhất. Kết hợp để xử lý tuyến trùng, nếu chưa có loại sinh học và vi sinh nào được sự kiểm chứng của các hiệp hội khoa học thì chúng ta không nên mạo hiểm dùng để tránh sự lãng phí không cần thiết. Sau khi xử lý bằng vôi, chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung các chất hữu cơ, vi sinh hoặc trùn quế để tạo sự cân bằng cho đất.
Với đất sét, nhiều chất hữu cơ:
+ pH từ 3,5-4,5 cần bón 2 tấn vôi/ha
+ pH từ 4,6-5,5 bón 1 tấn vôi/ha;
+ pH từ 5,6-6,5 bón 0,5 tấn vôi/ha,
+ pH > 6,5 không cần bón vôi.
Với đát cát, ít chất hữu cơ:
+ pH từ 3,5 đến 4,5 bón < 1 tấn vôi/ha;
+ pH từ 4,6-5,5, bón < 0,5 tấn vôi/ha;
+ pH từ 5,6-6,5, bón < 250 kg vôi/ha;
+ pH >6,5 không cần bón vôi.
Những lưu ý trước khi cải tạo đất:
Thứ 1: chúng ta không trồng trên diện tích măng tây đã hủy hoại
Thứ 2: Ngăn chặn được lượng lớn nước mưa hay môi trường bên ngoài bằng nhà màng nhà lưới (chúng tôi sẽ phân tích vấn đề này sâu hơn trong phương pháp chăm sóc)
Thứ 3: Cây măng bệnh hay đã già tiến hành nhổ bỏ cách li hoặc đốt
Hệ thống tưới nước
Chúng ta có thể đầu tư 2 hệ thống là tưới rãnh, nhỏ nhọt, phun sươn pép phun cao 10 – 15cm, phương pháp phun sương cao 1.5m-2.m không còn phù hợp vì có nhiều điểm hạn chế.
Dù sử dụng phương pháp nào, chúng ta cần phải xử lý được nguồn nước trước khi đưa lên sử dụng. Có thể dùng nước giếng khoan, thông qua 1 bể lọc trung gian rồi xuống kho chứa nước dự trữ và lắp hệ thống máy bơm tại đây. Chúng ta hoàn toàn có thể hòa tan các loại phân vi sinh hay các thông thức ủ nhân sinh khối tại đây.
Thông thường khi sử dụng hệ thống nhỏ nhọt chúng ta nên dùng hệ thống 2 đến 3 dây trên 1 luống. Như vậy, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian tưới nước và tránh tỉ lệ độ ẩm không đều trên 1 vị trí sẽ làm nấm bệnh phát triển mạnh.
4.3. Xử lý đất trước khi trồng
Bón lót thêm #20-30 tấn phân xanh/ha (vỏ/bã thực vật các loại cây họ đậu, lục bình, trấu mục, rơm rạ, mùn cưa, 20% tro trấu,…), 20-30 tấn phân chuồng ủ hoai/ha (có xử lý Tricoderma ủ nhân sinh khối), 1-2 tấn phân trùn quế/ha, phân vô cơ tổng hợp (dựa vào kết quả xét nghiệm đất để cân bằng tỉ lệ NPK trong đất thông thường 1ha khoảng 400kg NPK tỉ lệ 1-1-2) và phân vi sinh hữu ích thành 1 lớp phân xanh + phân hữu cơ dày #15-20 cm; rồi dùng cuốc xẻng, máy cày, máy cuốc đảo trộn đều lớp đất mặt dày #10-15cm cm thành một lớp đất cát pha tơi xốp giàu dinh dưỡng hữu cơ dày #30 cm.
[2]. Chọn hướng đông – tây để cây trồng lấy được nắng sáng + nắng chiều để phòng ngừa dịch bệnh, rồi xẻ rãnh thoát nước rộng 30- 40 cm, sâu 20 cm, luống trồng rộng tùy theo hàng đôi hay đơn. Đẩm bảo đất hoàn toàn tơi xốp tạo thành thế đất 30cm nổi 30cm chìm giàu dinh dưỡng sẵn sàng trồng cây Măng tây mà không sợ bộ rễ bị nhiễm phèn hay đất bị ngậm nước và ngập úng nước.
chú ý: phương pháp xử lý tricoderma ủ nhân sinh khối:
Trên thị trường hiện nay, dòng vi sinh trico cũng có rất nhiều loại giả. Nếu chỉ đơn thuần sử dụng mà không ủ nhân sinh khối thì khó có thể nào biết được hàng thật hay hàng giả. Nhưng khi ủ nhân sinh khối chúng ta rất dễ nhận biết. Bản thân trico là 1 chủng vi sinh, được các nhà sản xuất ức chế ngủ đông bằng các phương pháp khoa học. Khi chúng đưa ra ngoài môi trường, chúng ta cần đánh thức chủng trico để hoạt hóa chống chọi lại môi trường nấm bệnh khắc nghiệt. Phương pháp ủ nhân sinh khối này có thể sử dụng để ủ phân hữu cơ và sử dụng để tưới thẳng trực tiếp vào đất để tránh tuyến trùng, nấm bệnh,…
Ủ phân chuống hữu cơ
Chúng ta chuẩn bị 2kg đường đỏ/đường hoa mai/rỉ mật đường và 1kg tricoderma dạng bột hoặc 1 lít tricoderma dạng lỏng hòa trộn với 40-50 lít đổ vào 1 khối phân hữu cơ. Sau đó, tiến hành đậy kín yếm khí ủ trong 10 ngày, chúng ta tiến hành kiểm tra xem các hoạt chất trico đã hoạt hóa nổi phấn trắng chưa? nếu nổi là trico chuẩn, nếu không nổi phấn trắng khả năng hàng giả cao. Sau khi kiểm tra, chúng ta tiến hành ủ yếm khí tiếp đến khi nào phân đã hoai mục thì tiến hành sử dụng.
Ủ trico để tưới phòng bệnh cho cây
Với công thức như trên nhưng chúng ta sẽ pha với thùng phi có sức chứa lớn với tỉ lệ pha 100 lít nước sạch. Sau đó quấy đều và dùng vải màn để bịt tránh các côn trùng, ruồi bọ đẻ trứng, để ủ trong 4-5 ngày, chúng ta tiến hành pha thêm 800 lít nước rồi tưới cho cây.
Sau khi đã cải tạo xong tầng đất canh tác như lớp giá thể dày 30 – 50 cm nêu trên ta làm như sau:
Cần tiến hành tạo mặt phẳng đất trồng với độ dốc thấp hơn 5- 10%, rồi tùy theo mật độ trồng cây đã định trước. Căng dây lấy mực cho thẳng để chỉnh sửa ngay ngắn các rãnh thoát nước rộng 20 – 40 cm x sâu 20-30 cm để thoát nước trời mưa lớn. Sau đó, dùng sẵn que/thước dài 45-50cm theo đúng mật độ đã dự đình sẵn để đào hố sẵn sàng trồng cây.
@ Nếu đất trồng có tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm nông/cạn <50 cm dưới mặt đất tự nhiên thì cần phải tôn cao đáy liếp đất trồng (cũng là đáy bộ rễ cầy Măng) cao hơn tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm khoảng > 30 – 50 cm không để bộ rễ cây Măng bị ngập úng và nhiễm phèn. Cách trồng trên liếp cao 20 – 30 cm có lợi thế là sẽ dễ dàng kiểm soát, xử lý nấm bệnh và độ ẩm 50 – 60% trong chân đất, nhưng có hạn chế là trong mùa nắng phải bảo đảm cung cấp nước tưới liên tục và nhiều hơn vì độ bốc thoát hơi nước rất cao.
@ Nếu đất trồng có tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm sâu >1-2-3,… mét dưới mặt đất tự nhiên thì chỉ cần lên liếp cao 10-20 cm, hoặc cũng có thể xẻ rãnh trồng cây Măng tây âm trong rãnh chìm sâu 10-20 cm. Cách trồng âm trong rãnh chìm có lợi thế là mùa nắng sẽ giữ được độ ẩm trong chân đất rất tốt, nhưng đến mùa mưa lại có hạn chế là chân đất sẽ rất dễ bị ngậm nước và ngập úng, rất khó kiểm soát độ ẩm trong đất và khó xử lý nấm bệnh phát sinh ở bộ rễ.
4.4. Giai đoạn đưa xử lý cây giống xuống đất
Tiến hành đưa bầu ra trồng tránh làm vỡ bầu, nắm nhẹ bầu đất, dùng tay nhẹ nhàng xé giấy nilon dọc bầu ươm và dùng bàn tay đỡ dưới đáy bầu ươm rồi nhẹ nhàng loại bỏ túi nilon.
Chú ý tại đáy bầu ươm rất nhiều rễ chúng ta phải thật nhẹ nhàng hạn chế làm đứt rễ của măng
Đưa cây xuống hố sao cho mặt bầu ươm bằng mặt đất nền rồi tiến hành cho đất vào hố giữ cây trồng ngay thẳng và cho thêm đất vào gốc cây 3 – 5 cm để tránh tưới nước bị đọng (sau 3 tháng trồng phát triển tự nhiên chúng ta tiến hành lên luống cao đợt 2). Nếu trồng cạn/nông, cây sẽ mau lớn và mau cho Măng, nhưng Măng sẽ có nhiều xơ ở 10 cm phần gốc. Nếu trồng sâu khoảng 20 cm, to hơn. Trồng cạn hay sâu sẽ ảnh hưởng rất lớn việc chăm sóc cây (tưới nước, bón phân, tưới thuốc) về sau này.cây sẽ cho Măng to hơn và ít hoặc không có xơ ở 10cm phần gốc, đồng thời cây cũng sẽ có tuổi thọ cây. Sau đó ta có thể dùng rơm, mùn cưa hoặc trấu đã qua xử lý phủ xung quanh gốc cây rồi tiến hành tưới đẫm để cho chắc gốc cây.
– Đối với cây được ươm trong vườn ươm đưa ra trồng thì trước 2 ngày. Chuẩn bị đưa ra trồng ta tiến hành tưới đẫm vườn ươm rồi dùng thuổng đào từng gốc mang ra trồng.
Tuy nhiên sẽ có bị ảnh hưởng và không tốt bằng bầu nhưng trồng với quy mô lớn thì đây là một phương pháp giảm nhiều công và chi phí mà vẫn đảm bảo
4.5. Những vấn đề lưu ý khi đầu tư trồng măng tây
Trồng măng tây chưa bao giờ hết khó, đặc biệt hơn là tại Việt Nam với vùng khí hậu 4 mùa khắc nghiệt.
Trong tài liệu của các chuyên gia có đề cập đến vấn đề ngăn ngừa lượng nước mưa và duy trì độ ẩm cho cây là điều cực kỳ quan trọng.
Trồng măng tây trong nhà màng
Đối với khu vực 2 mùa như trong miền trung đến miền nam, tại những khu vực nhiệt độ mùa hè không quá 35 độ C thì đó là nơi quá lý tưởng để đầu tư trồng nhà màng. Khi giảm được tối đa lượng nước mưa và lạnh của mùa đông thì măng tây sẽ phát triển rất tốt.
Tại miền bắc, mùa hè khắc nghiệt hơn khi nhiệt độ lên tới 39-40 độ C, nếu trồng bằng nhà màng cần đầu tư thêm hệ thống thông gió khác. Vì tùy từng loại giống sẽ có biên độ nhiệt sinh trưởng khác nhau, như chúng ta thấy bảng nghiên cứu về nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của măng tây là từ 23-29 độ C vào ban ngày. Nếu lên quá 35 độ C, hầu như mang rất chậm phát triển, về vấn đề này chúng ta sẽ đưa lộ trình khi nóng đỉnh điểm vào quy trình chăm sóc nghỉ dưỡng sẽ hợp lý hơn khi thu hoạch vào giai đoạn này.
Có 3 cách đâu tư nhà màng, từ tốn kém đến tiết kiệm: Nhà màng đơn, đôi và ba. Phương thức triển khai như hình bên dưới.
Ảnh hưởng của độ ẩm đến cây măng tây
Kết luận: chúng ta nên đầu tư hệ thống nhà màng để duy trì độ ẩm, khi thời tiết nhiệt độ cao tiến hành nghỉ dưỡng toàn bộ trong thời gian nắng nóng sẽ không thu hoạch
5. Chăm Sóc Và Thu hoạch măng:
– Tác dụng của việc kiểm soát được độ pH của đất và nước:
5.1. Các giai đoạn chăm sóc cây măng tây (áp dụng cho khu vực 2 mùa như trung/nam bộ)
Giai đoạn 1: khi trồng bắt đầu vào mùa khô
– Sau khi trồng 15 ngày (0,5 tháng): xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Bón thúc 60 kg NPK 1-1-2 + Tưới tricoderma ủ nhân sinh khối + Vi lượng dạng lỏng được pha trộn với trung lượng (Bo, mn, ca, Fe, Cu,..). Vun đất cao 3 – 5 cm đậy gốc (không đế phần trắng chân Măng cao >5cm làm mất giá trị thương phẩm), giữ mặt liếp đất trồng cao 20 – 30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa tuyến trùng, nấm bệnh và sâu bọ hại cây. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây.
Giai đoạn 2:
– Sau khi trồng 30 ngày (1 tháng): Cây phát triển nhiều thân mới. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh. Bón lót phân chuồng ủ hoai mục + tưới tricoderma ủ nhân sinh khối + vi lượng. Vun đất cao #3-5 cm đậy gốc (không để phần trắng chân Măng >5 cm), giữ mặt liếp cao #20-30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa tuyến trùng, nấm bệnh.
Sử dụng các loại phân xanh hoai mục để phủ luống, tránh cỏ dại và giữ ẩm cho đất vào mùa khô.
Đặc biệt chúng ta cần phải quan sát thời tiết, các gốc ây, thân cây có các triệu trứng nấm bệnh hay sâu hại tấn công. Để chúng ta sẽ có phương pháp xử lý trong giai đoạn chăm sóc. Các chế phẩm sinh học phun phòng nấm và côn trùng, chúng ta sẽ nói chi tiết trong phần 6.
Giai đoạn 3:
Vun đất cao 3 – 5 cm đậy gốc cây Măng, giữ mặt liếp đất trồng cao 20 – 30 cm so với mặt đất tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo ra năng lượng tổng hợp nuôi dưỡng cây.
Giai đoạn 5:
Giai đoạn 6:
Giai đoạn 7:
– Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Tiến hành cắt tỉa bỏ toàn bộ đời cây thứ 2 có đường kính thân 3-4mm trên vườn trồng để thay thế bằng đời cây thứ 3 có đường kính thân 5-6mm rồi xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Làm vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu bọ côn trùng hại cây. Bón thúc 10-15 tấn Trùn quế + Tưới tricoderma + vi lượng + nâng cao Ph (phương pháp nâng cao Ph sẽ giới thiệu tại phần 6). Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc, giữ liếp đất trồng cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo ra năng lượng tổng hợp nuôi dưỡng cây.
Để chống gió xô đổ ngả cây mới trồng, chen giữa hàng cây Măng đã trồng, tiến hành cắm các cọc chăng đều dây 10 cm vuông sâu 50 cm, cao 100 – 120 cm (để không bị hư, mục) cách nhau 4 mét, dùng dây điện thoại cũ hoặc cước nilon 2 – 3 mm (chịu được mưa nắng) giăng 1 hàng đôi cao hơn mặt liếp 20 – 30 cm, kẹp lỏng cây Măng vào giữa đôi dây để giữ cây đứng thẳng, rồi sau đó tuỳ theo tuổi lớn của cây măng mà nâng đôi dây cao dần lên 50 – 70 cm (hoặc giăng thêm 1 hàng dây đôi khác).
Giai đoạn 8:
– Sau khi trồng 105 ngày (3,5 tháng): Tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ rễ đổ nghiêng ngả, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để co già rơi hạt tái sinh. Bón thúc 120 kg NPK 1-1-2 + tưới trico + vi lượng. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc, giữ mặt liếp cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu bọ hại cây. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng nuôi dưỡng cây.
Giai đoạn này chúng ta sẽ luôn áp dụng phương pháp tỉa cây và số cây mẹ ổn định để nuôi bộ rễ:
Giai đoạn 9:
– Sau khi trồng 120 ngày (4 tháng): cây phát triển nhiều thân mới, dưỡng cây mẹ thương phương pháp SMP. Tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ rễ đổ nghiêng, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không đẽ cỏ già tái sinh cỏ mới. Bón phân chuồng hữu cơ ủ hoai mục + tưới tricoderma + vi lượng. Vun đất cao từ 3-5cm đậy gốc cây Măng, giữ mặt liếp đất trồng cao từ 30-35cm. Vệ sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa nấm bệnh, sâu bọ hại cây. ( lưu ý khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải cách 7 – 10 ngày trước và sau khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh và hữu cơ cao cấp.) Giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tống hợp nuôi dưỡng cây.
Giai đoạn 10:
Sau khi trồng 135 ngày (>4,5 tháng): Tiến hành cắt tỉa bỏ toàn bộ đời cây thứ 3 có đường kính thân 5-6mm trên vườn trồng để thay thế bằng đời cây thứ 4 có đường kính thân 7-8mm rồi xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để co già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Làm vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu bọ côn trùng hại cây. Bón thúc 160 kg NPK 16-16-8 + phân hữu cơ vi sinh + vi lượng. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng, giữ mặt liếp cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây.
Giai đoạn 11:
Sau khi trồng 150 ngày (>5 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Ở mỗi gốc chọn giữ lại 3-5 cây mẹ + 3-5 chồi Măng non mới kính 8mm sạch bệnh to khoẻ nhất, tiến hành tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh, cây yếu cổ rễ đổ nghiêng, cây già đời trước và cây nhỏ. Xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh. Bón thúc 140 kg NPK 16-16-8 + tưới tricoderma + vi lượng + nâng cao Ph. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc, giữ mặt liếp cao #20-30 cm. Vệ sinh vườn trồng, phun thuốc ngừa nấm bệnh, sâu bọ hại cây. Giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng tổng hợp nuôi cây.
Giai đoạn 12:
Sau khi trồng 165 ngày (>5,5 tháng): Nếu chăm sóc đủ dinh dưỡng và đúng kỹ thuật, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đâu trổ Măng tơ. Đón đầu lứa Măng tơ này, khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây mẹ đạt 9 mm (lớn cỡ ngón tay) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn phương pháp , tiến hành tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già đời trước, cây nhỏ và cành nhánh phát sinh ở phần gốc 50 cm để thông gió phòng tránh côn trùng, nấm bệnh hại cây + cắt hạ bớt ngọn cây Măng ở độ cao không thấp hơn 1,20-1,40m để kích thích cây trổ Măng + Xới xáo đất, làm sạch cỏ non, Tiếp tục bổ sung 5-10 tấn phân trùn quế + tưới tricodema + vi lượng. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ cây Măng, giữ mặt liếp đất trồng cao 20-30 cm so với mặt đất tự nhiên, vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh và côn trùng hại cây. Dỡnng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi cây.
Khoảng 5-10 ngày sau khi cắt hạ ngọn, cây bẳt đầu trổ Măng tơ. Tiến hành thu hái cho bằng hết lứa Măng tơ này bất kể đạt hay không đạt chất lượng để dồn dinh dưỡng cho cây mẹ và để gốc Măng có chỗ trống cho ra đời lứa Măng kế tiếp nhiều hơn và khoẻ mạnh hơn. Thu hoạch Măng tơ được 12-15 ngày thì bón thúc 160 kg NPK 1-1-2 + tưới tricoderma + vi lượng. Thu hoạch tiếp khoảng 12-15 ngày nữa thì Phải Ngưng Thu Hoạch (Không Nên Thu Hoạch Lứa Măng Tơ Quá 1 Tháng), tránh không để cây mất sức, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng của các đời cây/lứa măng sau.
Trong giai đoạn thu hoạch, các chuyên gia cũng khuyên rằng không nên thu hoạch nhiều trong giai đoạn này. Chúng ta nên giảm lượng vô cơ xuống để cây măng phát triển bình thường, không bị ức chế phát triển. Vì một trong những nguyên nhân khiến măng tây bị nhiễm bệnh là do chúng ta tiến hành thu hoạch quá nhiều khá sớm.
Giai đoạn 13:
– Sau khi trồng 180 ngày (>6 tháng): Tiến hành cắt tỉa bỏ toàn bộ đời cây thứ 4 có đường kính thân 7-8mm trên vườn trồng để thay thế bằng đời cây thứ 5 có đường kính thân 9-10mm rồi xới xáo đất mặt, làm sạch cỏ non không để cỏ già rơi hạt tái sinh cỏ mới. Làm vệ sinh vườn trồng, phun thuốc phòng ngừa tuyến trùng, nấm bệnh, sâu bọ côn trùng hại cây. Bón thúc 100kg NPK 1-1-2 + tưới tricoderma + vi lượng+nâng cao Ph. Vun đất cao 3-5 cm đậy gốc, giữ mặt liếp đất trồng cao 30-40 cm so với mặt đất tự nhiên. Dưỡng bộ rễ khoẻ mạnh và bộ lá sum suê, giữ cây đứng thẳng quang hợp với nắng tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây.
Khi cây trưởng thành và đã bắt đầu cho Măng thu hoạch, chỉ nên dùng rơm, trấu mục, bã vụn xơ dừa, bã vụn vỏ cà phê, lục bình, tro trấu, các loại phân xanh, hoặc trồng cây họ đậu, cỏ lạc dại để phủ gốc ngăn cỏ dại; tuyệt đối không nên phủ bạt nilon để khử cỏ dại nữa vì làm như vậy vô tình sẽ tạo ra nơi ẩn nấp cho sâu bọ, côn trùng; cỏ sẽ không mọc được nhưng đồng thời cũng phong toả luôn cả sự hô hấp của bộ rễ cây Măng tây, cản trở sự phát triển của các chồi Măng, kìm hãm sự phát triển bình thường của bộ rễ, cây Măng và cả các lứa Măng về sau này mà trước mắt ta chưa thể thấy ngay hậu quả nặng nề của nó.
Giai đoạn 14:
– Chúng ta tiến hành quan sát toàn bộ quá trình phát triển của măng tây, khi thấy các hiện tượng sâu bệnh, nấm bệnh, chúng ta phải có phương án xử lý và cách li kịp thời. Chăm măng tây cũng phải trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm. Trong các giai đoạn trên, không phải đúng ngày theo lộ trình là chúng ta bón phân, nhiều khi đến ngày bón phân lại dính phải cơn giông bão là phải ngưng bón phân để tránh trôi. Thông thường giai đoạn thu hoạch của măng tây kéo dài 2-3 tháng nhưng khi với lứa măng tây đầu tiên có thể ngắn hơn, nhiều khi phụ thuộc vào thời tiết hay giống. Chúng ta cần quan sát quá trình thu hoạch, khi thấy kích thước măng loại 1 giảm dần, măng cứng thì dừng thu hoạch để dưỡng cây mẹ.
– Trong phương pháp này, đã giảm đi 50% lượng phân vô cơ so với phương pháp truyền thống. Nếu sản lượng măng tây giảm, không bằng các đơn vị khác hoặc không theo lý thuyết thì mọi người không nên nản. Điều quan trọng nhất là chúng ta giữ được bộ rễ khỏe mạnh để năm thứ 2 thu hoạch. Theo các kỹ thuật của nước khác hoặc chuyên gia Mỹ khuyên rằng: hầu như năm đầu sẽ không thu hoạch. Chúng ta có thu cũng chỉ là theo lộ trình tự nhiên của cây, quan sát lúc nào chúng ta nên dừng cắt măng để tránh măng nhiễm bệnh.
Ngoài ra, chúng ta phải có những lộ trình phòng bệnh bằng tricoderma hay các hoạt chất được bộ nông nghiệp cho phép. Đối với măng tây, nếu trồng ngoài trời mà chỉ sử dụng phương pháp sinh học sẽ không hiệu quả. Điều quan trọng nhất là chúng ta biết dung vào thời điểm nào và loại thuốc nào!
5.2 Thu hoạch măng tây xanh:
Các chuyên gia khuyên rằng:
- Thúc ép bón vô vơ quá nhiều sẽ làm bộ rễ ảnh hưởng
- Thu hoạch quá dài sẽ làm cây mẹ hay bộ rễ suy yếu, làm tăng khả năng nhiễm bệnh
- Giảm năng suất và chất lượng vào các mùa tiếp theo
Trong những năm đầu tiên, khi bước vào thời kỳ thu hoạch, đối với các vườn măng tây trồng ngoài trời, chúng ta dựa theo thời tiết hiện tại. Nếu bước vào giai đoạn thuận lợi sẽ tiến hành thu hoạch măng tây với lộ trình bón NPK vừa phải (dưới 100kg NPK/ha), bổ sung phân hữu cơ, tưới tricoderma nấm đối kháng và vi lượng thường xuyên.
Tiếp theo chúng ta quan sát, sản lượng và chất lượng của măng bắt đầu suy giảm, lập tức nghỉ dưỡng và làm các phương pháp SMP, xử lý cỏ dại, sâu bệnh trong quá trình nghỉ dưỡng. Thông thường thời gian thu hoạch kéo dài 1-2 tháng, tùy vào độ tuổi hoặc thời tiết ngoài trời.
Nếu cây có triệu chứng bệnh nấm, sâu hại, lập tức ngưng bón phân vô cơ, hữu cơ, tập trung cắt tỉa cây bệnh + tưới tricoderma + xử lý sâu bệnh. Sau khi cây hồi phục xanh tươi trở lại, chúng ta sẽ đưa phân hữu cơ + trùn quế + vi lượng + vô cơ. Thời gian nghỉ dưỡng có thể kéo dài 1-2 tháng, tùy vào thời tiết và khả năng phục hồi của cây mẹ, chứ chúng ta không nên nóng vội mà bón thúc để cây vào thời kỳ thu hoạch.
5.3. Tiêu chuẩn phân loại măng tây
Đường kính và chiều dài thông dụng các loại măng tây hiện nay:
Loại 1: đường kính thân giữa > 1cm, dài từ 25-27cm, không chứa gốc trắng xơ già
Loại 2: đường kính thân giữa từ 7.0-9.9mm, dài từ 25-27, không chứa gốc trắng xơ già
Loại 3: đường kính thân giữa từ 4.0-6.9mm, dài từ 20-23cm, không chứa gốc trắng xơ già.
Đây là những tiêu chuẩn dựa trên những tìm hiểu tâm lý khách hàng tiêu thụ măng tây, làm trái điều này sẽ dẫn đến khách hàng sẽ quay lưng lại với măng tây.
5.4. Một số sản phẩm được chế biến từ măng tây
6. Cách xử lý vườn măng tây khi bị các loại sâu bệnh hại.
một trong những vấn đề nan giải từ trước đến nay không chỉ nông dần VIệt Nam mà toàn thế giới. Chúng ta cùng tham khảo những kiến thức tham vấn của các chuyên gia.
6.1. Các phương pháp nâng Ph
Nâng Ph cũng là một trong những phương án giảm thiểu được nấm bệnh, khi môi trường Ph nằm trong dải 6.5-7.0 thì các vị khuẩn có hại sẽ không thể phát triển mạnh nhưng với kỹ thuật canh tác vô vơ và khí hậu thời tiết tại Việt Nam thì việc đưa độ Ph lý tưởng như vậy là vấn đề rất khó.
Trong giai đoạn hiện nay, đa phần nấm bệnh phát triển trên vườn măng tây do Ph lúc nào cũng dưới 6 và thâm chí có những nơi xuống 2-3 Ph. Sau đây là một số phương án nân cao Ph chúng ta có thể tham khảo:
6.1.1. Sử dụng vôi
Vôi là trong những biện pháp vừa tiết kiệm và hiệu quả, nhưng bản thân của vôi có tính khử khá mạnh nên chỉ sử dụng trong quá trình làm đất. Trong quá trình trồng thì sẽ rất ảnh hưởng đến hệ sinh thái, hoặc vôi kết hợp với các hoạt chất vô cơ có sẵn trong đất sẽ khiến đất chai cứng hơn hoặc do chỉ được lên trên bền mặt mà không thể đâm sâu hơn. Kết luận là dùng vôi trong quá trình chăm sóc sẽ hại nhiều hơn lợi.
6.1.2. Dùng Lân nung chảy
Việc sử dụng lân nung chảy sẽ giúp cho cân bằng Ph trong đất bằng phương pháp hòa tan tưới thẩm thấu sâu trong đất. Trong lân nung chảy có chứa chủ yếu là quảng donomite, một trong những quặng có tính kiềm khá cao khoảng 8.0-8.5 Ph. Về khối lượng sử dụng, các bác đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
6.1.3. Dùng k2c03 (kali cacbonat)
Kali Cacbonat là một trong những phương án có thể hòa tan với hệ thống nhỏ nhọt hay phun sương (trong bể dự trữ) để tưới cho cây. Nhưng hoạt chất này trên thị trường cũng khó kiếm.
6.1.4. Bón vi lượng thường xuyên
Việc giảm nồng độ Ph cũng có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta sử dụng lượng NPK quá nhiều vì trong NPK có chưa amino axit (chứa nhiều trong Ure) điều này khiến cho mất cân bằng nguyên tố Ca, Mg, Mn,… đất sẽ bị ngộ độc và Ph sẽ giảm sâu. Vì vậy, chúng ta sẽ mua các vi lượng chứa các hoạt chất Ca, Mg, bo,… đẻ bổ sung cho đất và cây. Thiếu vi lượng cũng khiến cho cây bị vàng lá, bạc lá,…
6.2. Các loại nấm bệnh trên măng tây
- Fusarium oxysporum: thối rễ
- Phomopsis asparagi: nấm trắng
- Stemphutium: đốm tím
- Asparagus rust: rỉ sắt
Một trong những phương pháp ngăn ngừa phòng bệnh như tác giả đã giới thiệu là dùng tricderma ủ nhân sinh khối để tưới thường xuyên. Đây cũng là một trong những cách khá hiệu quả trong việc phòng ngừa. Nhưng khi gặp các thời tiết bất lợi như mưa nhiều thì mọi thứ bị rửa trôi nên khả năng nhiễm bệnh không thể tránh khỏi.
Tác nhân mưa nhiều luôn là trong những nguyên nhân chính của việc nhiễm bệnh nấm. Ph giảm và chúng ta nghĩ đến việc dùng vôi nhưng như đã khuyên các bác thì vôi hại nhiều hơn lợi trong quá trình trồng măng tây. Vậy các phương pháp sinh học khác thì sao? Như tưới bã trầu không(phòng ngừa nấm bề mặt như rỉ sắt khá tốt) hay tưới dung dịch nước javen pha loãng 0.5% hay boocdo… Các phương này có thể hiệu quả nhưng ảnh hưởng đến hệ thống vi sinh vật trong đất.
Điều quan trọng nhất khi chúng ta muốn xử lý bệnh trên cây măng tây cần trải qua các bước sau:
Bước 1: Nghỉ dưỡng ngưng thu hoạch, tiến hàn cắt tỉa toàn bộ cây bệnh, cách li bằng cách đốt bỏ
Bước 2: kiểm tra nồng độ Ph, nếu thấp thì nâng Ph (xem lại phần 6.1)
Bước 3: tưới tricoderma ủ nhân sinh khối
Bước 4: Tùy vào mức độ nặng nhẹ ta sẽ sử dụng phương pháp khác nhau như: nấm Phomopsis ta dùng thêm các hoạt chất có gốc Carbendazim, Mancozeb, Propineb. Nấm đốm tím hay rỉ sắt ta dùng gốc Methyl thiophanate hoặc chlorothalonil là hiệu quả nhất. Bệnh thối rễ như fusarium hay Phytophthora bệnh lẫn trong đất là loại rất khó trị, chủ yếu chúng ta phải dùng tricoderma tưới gốc hoặc nặng hơn là javen 0,5% hoặc boocdo mới triệt để. Nhưng nếu chúng ta dùng tricoderma thường xuyên thì hầu như không bị bệnh thối rễ.
Việc nhiễm bệnh nấm trong cây măng tây không thể tránh khỏi với phương pháp trồng ngoài trời. Vì vậy chúng ta hiểu đặc tính của chúng và dựa vào kinh nghiệm thời tiết của từng địa phương để có những phương pháp phòng tránh kịp thời.
6.3. Các loại sâu hại trên cây hiện nay
Sâu hại cũng tùy từng thời điểm trong năm, đó là mùa vụ của bướm bắt đầu đẻ trứng và sinh sôi. Bản thân đất của chúng ta không làm kỹ, các ấu trùng của sâu bướm sẽ vẫn còn trong đất. Đến thời kỳ thích hợp chúng lại sinh sôi nảy nở. Để ngăn chặn được sâu bọ thì làm đất kỹ càng theo đúng quy trình sẽ loại bỏ được khá nhiều ấu trùng trong đất.
Ngoài ra trong quá trình trồng măng tây chúng ta thường phủ bạt nilon, phủ rơm dạ, mùn cưa,.. thì đó cũng là môi trường lý tưởng để sâu/ấu trùng trú ngụ. Từ xa xưa đấy nay, chúng ta cũng có rất nhiều loại truyền thống khá hiệu quả khi phòng ấu trùng và sâu bệnh như: thắp đèn ban đêm diệt bướm, xay gừng tỏi ớt pha bỗng rượu để phun đuổi côn trùng hay vùng đất ninh thuậ còn có ủ Neem…
Nhưng đôi khi, các phương pháp trên không thể triệt để vì sâu bệnh thời đại 4.0 cũng rất thông minh, ngày chúng trú trong đất, đêm chúng lại bò lên chiến đấu. Vì vậy nhiều khi chúng ta không thể không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Đối với sâu bệnh trên măng tây không phải đáng ngại vì có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật có thể xử lý nhanh chóng việc này nhưng khi sủ dụng cũng làm mất cân bằng hệ thống vi sinh vật trong đất nên mọi người hết sức cân nhắc khi sử dụng. Chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc sau: Biladen 500SC, Takumi, Padan, Basudin, Topsin, Supracide, Contidor, Regent, Anvil, Antracol,…
7. Kết luận
Trên đây là kiến thức mà tác giả đã cắt ra từ tư liệu của các chuyên gia. Nội dung mang tính chất tham khảo. Các bác hãy vận dụng chứ không áp dụng. Trồng măng tây chưa bao giờ hết khó, ngay cả trên thế giới cũng công nhận nhưng các nước khác sản lượng vẫn cao đáng kinh ngạc. Dũng Hà cũng mong nhận được nhiều sự góp ý các bác để bộ tài liệu sẽ hoàn chỉnh hơn, sẽ giúp bà con trồng măng tây đem lại nhiều năng suất hơn. Đưa măng tây đến gần với người tiêu dùng với giá cả tốt nhất.
Chúng tôi là người bán giống nhưng chúng tôi vẫn luôn mong bà con có thể làm giầu về cây măng tây. Đôi bên cùng thắng Win-Win! Chúng tôi đang có rất nhiều dự án về chế biến măng tây như: bột măng tây, măng tây đóng gói,… Hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người trong thời gian sản phẩm đã công bố.
Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay mua giống nhập khẩu chính hãng, bao tiêu sản phẩm hay các chính sách bán hàng hãy ghé thăm bài viết hỗ trợ 50% tiền giống tại đây. Vui lòng liên hệ 0984399922. Chân thành cảm ơn!
Một số thông tin bà con cần tìm hiểu kĩ trước khi trồng cây măng tây đó là:
- Các loại hạt giống măng tây Mỹ và Hà Lan :
- Các loại cây giống măng tây Mỹ:
- Điều kiện trồng măng tây:
- Kỹ thuật trồng măng tây:
- Chi phí trồng măng tây bằng cây giống và hạt:
- Trồng măng tây bằng cây và bằng hạt
- Trồng măng tây nên chọn loại đất nào
Tìm hiểu quá trình sinh trưởng của cây măng tây ở Việt Nam tại https://trangvangnongnghiep.net/tim-hieu-qua-trinh-sinh-truong-cay-mang-tay-tai-viet-nam.html
Pingback: Cây giống măng tây xanh F1 - Công ty TNHH Nông sản
Pingback: CÂY GIỐNG MĂNG TÂY XANH – mangtaysite
Pingback: Hạt Giống Măng Tây – mangtaysite
Pingback: Hạt Giống Măng Tây Xanh Jersey F1
Pingback: 4 món ăn từ thịt gà
Pingback: MĂNG TÂY XÀO-TRỌN BỘ 7 MÓN ĂN HẤP DẪN TỪ MĂNG TÂY
Pingback: CÁCH XÀO MĂNG TÂY
Pingback: CÔNG DỤNG CỦA MĂNG TÂY XANH VỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG
Pingback: MĂNG TÂY CÓ TÁC DỤNG GÌ VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Pingback: Chương trình Hạt Giống và Cây Giống Măng Tây Xanh - Nông Sản Dũng Hà
Pingback: Hạt Giống Măng Tây Xanh ATLAS F1 » Măng Tây
Pingback: Nên trồng măng tây bằng cây giống hay hạt giống?
Pingback: Cách Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Măng Tây Tinh Gọn » Măng Tây
Pingback: Dũng Hà Cung Cấp Chế phẩm sinh học Tricoderma Hỗ Trợ Cho Ươm Giống
Pingback: Địa chỉ uy tín cung cấp hạt giống măng tây tím F1 USD tỷ lệ nảy mầm cao
Pingback: Hạt Giống Măng Tây Xanh Apolo F1 USA » Măng Tây
Pingback: Hạt Giống Măng Tây Xanh Supper Deluxe F1 USA » Măng Tây
Pingback: Phân bón vi sinh EMZ - FUSA USA - Giúp măng tây phát triển tốt nhất
Pingback: Địa chỉ cung cấp giống măng tây xanh miền bắc uy tín nhất tại Hà Nội
Muốn mua hạt giống trồng thử 16.5grm thì bao nhiêu tiền ạ
dạ anh chị tham khảo tại trang chủ: https://mangtay.net ạ
Trong 2sao công ty co bao tiêu sản phẩm không
dạ 2 sào bên công ty sẽ hỗ trợ bao tiêu a nhé
Công ty thu mua bao nhiêu tiền 1kg vậy
bên e chỉ hợp đồng thu mua với đơn vị mà bên e cấp giống hạt thôi a nhé
tôi muốn trồng thử nghiệm 1 sào bắc bộ. rất mong được giúp. hiện tại tôi đang dọn mặt bằng sạch để chuẩn bị cho việc trồng măng. và tôi vẫn chưa biết nên trồng giống măng gì cho phù hợp với đất tại tỉnh hòa bình
Phiền anh lhe 0364345863 để đc tư vấn
Dạ hiện tại nhà em đang chuẩn bị làm nhà lưới canh tác khoảng 800m2 để trồng măng tây. Nhờ công ty tư vấn giúp ạ?
Bên a có 800m2 nhà màng là lợi thế cực tốt với măng tây. hãy liên hệ bên e để được tư vấn cụ thể!
Thấy cũng bổ ích
cảm ơn a đã đóng góp ý kiến ạ
Mình có 2,5 xào vườn cát pha đất đã rửa mặn muốn trồng măng Tây cần tư vấn thêm. Mình ở nam định
dạ vâng!
A hãy liên hệ 0984399922 để được tư vấn ạ
Anh/chị cho tôi xin số liệu và nhận xét cụ thể về tình hình phát triển măng tây trên thế giới và Việt Nam được k. Những số liệu đáy là từ tổ chức nào ra ạ. Cảm ơn
trong bài viết này đã cso thông số rồi a nhé!
Phiền anh xem kỹ hơn ạ!
hạt giống miền Bắc, đưa vào Nam trồng có giảm năng suất không a?
Có dòng chuyên sản xuát tại khu vực miền nam c nhé!
hãy liên hệ với tư vấn viên bên e để được tư vấn
Hiện tại mình ở darknong và muốn trồng măng tây với diện tích gần 1 ha . Cần được tư vấn về giống, kĩ thuật, chăm sóc, thu hoạch cũng như bao tiêu sản phẩm
mình ở tỉnh Bình Dương, mình đang có nhu cầu trồng măng tây mấy sào đất thì công cty mình có hỗ trợ giống và tiêu thụ sản phẩm dc không?
mình ở tỉnh Bình Dương, nếu có nhu cầu trồng măng tây thì cty mình có hỗ trợ giống và tiêu thụ sản phẩm dc không?
dạ có a nhé. a lhe 0984399922 để được tư vấn ạ
http://www.google.co.jp/url?q=https://nongsandungha.com
http://www.google.com.kw/url?q=https://trangvangnongnghiep.net/